Các nhà khoa học phát hiện 'con mắt' quái dị đang nhìn chằm chằm ở Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một vệ tinh quay quanh Bắc Thái Bình Dương trong tuần này đã phát hiện được một thứ kỳ lạ ở trung tâm của một đám mây: Một con mắt khổng lồ.

Con mắt khổng lồ này được phát hiện ở phía nam Alaska vào ngày 13 tháng 2 và được đăng trên Facebook bởi các nhà khoa học tại Viện Hợp tác Nghiên cứu Vệ tinh Khí tượng (CIMSS) ở Wisconsin.

"Có ai khác nhìn thấy mắt và khuôn mặt của một con cá voi rất lớn trên Bắc Thái Bình Dương ngày nay không? Chi tiết đáng kinh ngạc trong bức ảnh đám mây này trông giống như một con mắt đang nhìn sang một bên, từ tâm bão đang tiến đến quần đảo Aleutian của Alaska”, CIMSS cho biết

Một vệ tinh quay quanh Bắc Thái Bình Dương đã tìm thấy một thứ gì đó kỳ lạ trong hình ảnh của một đám mây đang hình thành.
Một vệ tinh quay quanh Bắc Thái Bình Dương đã tìm thấy một thứ gì đó kỳ lạ trong hình ảnh của một đám mây đang hình thành. (Ảnh chụp màn hình facebook)

Bức ảnh này đã được chia sẻ trên các nhóm Facebook, cho thấy "con mắt" bị bao vây bởi một vòng xoáy mây rộng hàng dặm ở tâm bão.

"Tôi vừa nhìn thấy một cơn lốc xoáy tuyệt vời", một người đàn ông bình luận trên Facebook. Con mắt được nhìn thấy trong một đám mây mà các nhà khoa học gọi nó là “mắt bão”.

Con mắt như vậy thường là vị trí trung tâm của các cơn bão. Tất cả các xoáy thuận nhiệt đới ... đều có những vòng xoáy gió và mưa quay tròn.

“Tại trung tâm, có một điểm tĩnh lặng được gọi là mắt bão. Trong những cơn bão mạnh hoặc lốc xoáy thường xuất hiện tâm bão trông giống như những con mắt. Nó có tên gọi như vậy vì những đám mây thường chồng chất cao hơn xung quanh mắt.

Điều này tạo ra một bức tường mây xung quanh mắt khi cơn bão được nhìn thấy từ trên cao”, Science News for Students đưa tin.

CIMSS có các vệ tinh trên toàn cầu, cung cấp dữ liệu “thời gian thực” về các khu vực có dân cư đông đúc nhất thế giới.

Ngọc Mai



BÀI CHỌN LỌC

Các nhà khoa học phát hiện 'con mắt' quái dị đang nhìn chằm chằm ở Thái Bình Dương