Đại tuyệt chủng lần thứ sáu liệu có xảy ra với nhân loại ngày nay?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hoạt động của con người đang định hình lại một cách mạnh mẽ cuộc sống trên Trái đất thông qua việc phá rừng, khai thác tận diệt các loài sinh vật, chiến tranh và các tác động môi trường khác. Điều tương tự đã xảy ra trước các cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ.

Trong thời kỳ đại nguyên sinh, kéo dài từ 540 triệu năm trước cho đến ngày nay, thực vật và động vật vẫn còn duy trì được sự phong phú của mình. Hai họ động - thực vật này đã phát triển thành nhiều nhánh theo thời gian. Nhưng sự phát triển không phải là một xu hướng tuyến tính.

5 cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ

Năm thời điểm quan trọng trong quá khứ đã định hình cuộc sống trên Trái đất nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác. Năm cuộc đại tuyệt chủng (Big Five) đã xảy ra vào: cuối kỷ Ordovic, cuối kỷ Devon, cuối kỷ Permi, cuối kỷ Trias và cuối kỷ Phấn trắng, đã xóa sổ phần lớn các loài sinh vật trên trái đất. Những sinh vật sống sót được tiếp tục duy trì sự sinh tồn của mình trên Trái đất.

Dấu hiệu của ngày nay

Ngày nay, đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ nhanh chóng, giống như trong các thời kỳ đại tuyệt chủng "Big Five". Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng các loài động vật có xương sống sắp tuyệt chủng với tốc độ cao gấp 100 lần mức trung bình trước thời đại công nghiệp. Chỉ số hành tinh sống, một thước đo khác kết hợp dữ liệu số lượng của gần 30.000 động vật có xương sống, đã giảm 68% từ năm 1970 đến năm 2016 theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới.

Trong khi các sự kiện địa chất của tự nhiên gây ra hầu hết các vụ tuyệt chủng hàng loạt trước đây, thì xu hướng hiện tại, thường được gọi là "đợt tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu", có một nguyên nhân khác: CON NGƯỜI.

Trong kỷ nguyên hiện đại, con người đã đóng một vai trò trung tâm trong việc hình thành hệ sinh thái toàn cầu. Chúng ta vẫn còn lâu mới đáp ứng được các yêu cầu mà các nhà cổ sinh vật học đặt ra cho một “sự kiện đại tuyệt chủng” (mất 75% số loài trên toàn cầu). Tuy nhiên, trong thời đại địa chất, chúng ta đang hướng tới thực tế đó và cũng không loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân nguyên tử.

Nguyên nhân đại tuyệt chủng là gì?

Biến đổi khí hậu

Trong thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt Permi muộn, magma đốt cháy các mạch than và các vật chất hữu cơ khác. Quá trình đốt cháy các lớp này đã thải ra khí carbon dioxide và các khí nhà kính khác vào bầu khí quyển. Nhiệt độ toàn cầu tăng vọt và các đại dương trở nên chua hơn.

Ngày nay, chúng ta thấy những xu hướng tương tự lặp lại thông qua việc con người đốt nhiên liệu hóa thạch. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên khoảng 34 độ F (1,1 độ C), vượt quá mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong những thập kỷ tới. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán rằng khoảng 10% các loài trên cạn sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên khoảng 36 độ F so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Giống như những gì đã xảy ra trong sự kiện cuối kỷ Permi, các đại dương trên trái đất đang trở nên có tính axit hơn. Các loài nhạy cảm, chẳng hạn như san hô tạo rạn, đang chết dần chết mòn.

Biến đổi khí hậu, phá hủy môi trường sống và khai thác tận diệt, chiến tranh hạt nhân trực tiếp có lẽ là 4 nguyên nhân được trích dẫn nhiều nhất dẫn đến đại tuyệt chủng.
Biến đổi khí hậu, phá hủy môi trường sống và khai thác tận diệt, chiến tranh hạt nhân trực tiếp có lẽ là 4 nguyên nhân được trích dẫn nhiều nhất dẫn đến đại tuyệt chủng. (Ảnh minh hoạ: Willgate/Pixabay)

Phá huỷ môi trường sống

Và trên đất liền, khi con người chiếm đóng và khai thác những nơi hoang dã còn lại của Trái đất, một số loài không còn nơi nào để đi. Ở nhiều nơi, các sinh vật cùng lúc phải đối mặt với áp lực do mất môi trường sống và biến đổi khí hậu.

Không nơi nào thể hiện điều này rõ ràng hơn trong rừng. Những hệ sinh thái này là nơi cư trú của các loài thực vật, nấm, động vật có vú, chim và động vật không xương sống. Từ Amazon đến Indonesia, con người đang chặt cây, phá rừng để nhường chỗ cho các trang trại, phát triển đô thị và các sinh kế khác. IPCC dự đoán rằng 60% rừng sẽ bị đe dọa bởi nạn phá rừng, suy thoái rừng và cháy rừng nếu xu hướng hiện tại tiếp tục.

Khai thác tận diệt

Con người cũng trực tiếp tiêu diệt một số loài. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, sự tuyệt chủng đe dọa 85% cá tầm, một nhóm cá nước ngọt lớn được khai thác để lấy trứng làm trứng cá muối và thịt. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, nhiều loài cá tầm có thể sẽ bị tuyệt chủng giống như loài chim bồ câu tàu đưa thư, loài đã bị săn bắt đến mức tuyệt chủng bởi những người định cư Âu Mỹ.

Chiến tranh hạt nhân

Ở một số nơi trên thế giới, các nhà khoa học không chính thống đã tìm thấy bằng chứng về chiến tranh hạt nhân thời cổ đại. Sự hiện diện chớp nhoáng của một luồng nhiệt độ cực cao và những mô tả sinh động về một thảm họa khủng khiếp, cho thấy rằng có lẽ trước đây đã từng có một thời đại mà người ta đã sử dụng đến công nghệ nguyên tử – một thời đại mà trong đó chiến tranh hạt nhân đã hủy diệt loài người.

Cuộc chiến tranh hiện tại Nga - Ukraine đang đe dọa dẫn tới chiến tranh hạt nhân chiến thuật, và cũng chưa thể hiểu, cuộc chiến này sẽ dẫn nhân loại đi đến đâu.

Điểm giống nhau của các cuộc đại tuyệt chủng là gì?

Cuối cùng, các yếu tố phức tạp và đan xen đã gây ra tất cả các cuộc đại tuyệt chủng. Ngay cả hành tinh mà hầu hết các chuyên gia đồng ý đã giết chết khủng long cũng có một số trợ giúp từ hoạt động núi lửa ở Ấn Độ ngày nay. Biến đổi khí hậu, phá hủy môi trường sống và khai thác tận diệt, chiến tranh hạt nhân trực tiếp có lẽ là 4 nguyên nhân được trích dẫn nhiều nhất dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu, nhưng mỗi nguyên nhân hiếm khi hoạt động đơn lẻ.

Wollmuth nói: “Điều quan trọng là phải suy nghĩ về sự chồng chéo của những nguyên nhân này. Ví dụ, biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thay đổi môi trường sống hoặc dịch bệnh”.

Ngoài ra, một cuộc chiến tranh hạt nhân cũng rất dễ dẫn đến đại tuyệt chủng, và nếu nó xảy ra thì thực sự là một thảm hoạ lớn.

Mặc dù nguyên nhân của vụ tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu chưa thực sự rõ ràng, nhưng một giải pháp tiềm năng là hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Điều này rất có thể kích hoạt khả năng gây ra thiệt hại không thể phục hồi đối với đa dạng sinh học toàn cầu.

Con người và các quốc gia cũng cần biết ước thúc bản thân, tu dưỡng đạo đức, lấy Thiện làm trung tâm không thể để xảy ra chiến tranh với vũ khí huỷ diệt hàng loạt thì mới tránh được đại tuyệt chủng.

Theo Discover Magazine



BÀI CHỌN LỌC

Đại tuyệt chủng lần thứ sáu liệu có xảy ra với nhân loại ngày nay?