Khai quật… đống rác, phát hiện hàng trăm kho báu Ai Cập 3.500 năm tuổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một đống rác cổ đại đã khiến các nhà khoa học choáng váng khi chứa rất nhiều bảo vật được chạm khắc công phu để làm lễ vật dâng lên nữ thần tình yêu, trong đó có nhiều đồ được phủ một màu xanh huyền thoại của người Ai Cập.

Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, đống rác đã được để mắt tới trong quá trình khai quật đền thờ nữ thần Hathor ở Luxor. Ngôi đền được xây dựng gắn liền với đền Hatshepsutm tựa lưng vào vách đá Deir el-Bahari, một địa điểm nổi tiếng ở Ai Cập.

Những đống rác cổ đại và tìm thấy vô số tượng bán thân nhỏ, những món ăn được chạm khắc tỉ mỉ và nhiều đồ vật khác được cho là vật hiến tế cho nữ thần Hathor.
Những đống rác cổ đại và tìm thấy vô số tượng bán thân nhỏ, những món ăn được chạm khắc tỉ mỉ và nhiều đồ vật khác được cho là vật hiến tế cho nữ thần Hathor. (Ảnh: Patryk Chudzik)

Khi các nhà khảo cổ học, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Patryk Chudzik từ Đại học Warsaw (Ba Lan), đang cố gắng trùng tu một ngôi mộ cổ thì phát hiện ra một đống rác cổ - gần như là một bãi phế liệu lộn xộn. Ban đầu, họ nghĩ đó là những thứ mới bị sụp đổ do quá trình khai quật, nhưng khi kiểm tra lại, họ phát hiện ra bên trong đống rác có tuổi đời hơn 500 năm so với chính ngôi đền Hatshepsut.

Họ đào bới những đống rác cổ đại và tìm thấy vô số tượng bán thân nhỏ, những món ăn được chạm khắc tỉ mỉ và nhiều đồ vật khác được cho là vật hiến tế cho nữ thần Hathor - nữ thần của tình yêu và khả năng sinh sản. Hầu hết tài sản được bao phủ bởi màu xanh Ai Cập tuyệt đẹp, đây là một trong những loại thuốc nhuộm lâu đời nhất của nhân loại và vẫn còn tươi mới cho đến ngày nay.

Một số trong số hàng trăm hiện vật vô cùng giá trị được khai quật từ đống phế liệu.
Một số trong số hàng trăm hiện vật vô cùng giá trị được khai quật từ đống phế liệu. (Ảnh: Patryk Chudzik)

Đống rác 3.500 năm tuổi này được cho là kết quả của một lần thờ nữ thần và người dân mang lễ vật quá nhiều. Đền Hathor sau đó đã được di dời, nhưng người Ai Cập đã để lại nhiều đồ tế lễ chất thành đống. Năm thế kỷ sau, khu vực này được sử dụng làm địa điểm của Đền Hatshepsut, nhưng đống rác vẫn được cất trong một góc khuất.

Luxor được mệnh danh là “thánh địa khảo cổ học” của Ai Cập, nơi có Thung lũng các vị vua và cung cấp nhiều phát hiện khảo cổ học đồ sộ khác như đền đài, lăng mộ và vô số xác ướp.

Ngọc Mai

 



BÀI CHỌN LỌC

Khai quật… đống rác, phát hiện hàng trăm kho báu Ai Cập 3.500 năm tuổi