Không cần dựa vào gen, muốn biết sống lâu hay không, nhìn chân là đủ! Cách đoán bệnh dựa vào màu sắc và nhiệt độ của lòng bàn chân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng bàn chân là "bộ não thứ hai" của cơ thể con người, có rất nhiều huyệt đạo, cũng như hàng nghìn dây thần kinh ngoại biên, giữa các huyệt cụ thể và cơ quan nội tạng có mối liên hệ chặt chẽ. Vì vậy, tầm quan trọng của đôi chân đối với cơ thể là điều hiển nhiên! Vậy làm sao để dự đoán sức khỏe thông qua bàn chân?

Cách 1 - Dựa vào màu sắc bàn chân

1. Nhìn vào màu sắc lòng bàn chân

Đoán bệnh dựa vào ngũ sắc là một trong những nội dung của y học cổ truyền, năm màu chủ yếu bao gồm xanh, đỏ, vàng, trắng và đen.

Theo đó, lòng bàn chân bình thường nên có màu hơi đỏ, nghĩa là màu sắc tốt nhất của bàn chân phải là “hồng hào”.

Ngược lại, nếu bàn chân xuất hiện các màu sắc dưới đây thì bạn nên lưu ý:

  • Màu đỏ rất rõ ràng: Có khả năng cơ thể bị nóng.
  • Màu hơi xanh: Có khả năng cơ thể bị nhiễm lạnh.
  • Màu vàng bất thường: Có thể liên quan đến bệnh gan mật.
  • Màu trắng: Ngoài liên quan đến hội chứng cảm lạnh, còn có thể là do suy dinh dưỡng và thiếu máu.
  • Màu tím hoặc đen: Có thể là do máu lưu thông kém.

2. Nhìn vào màu sắc của móng chân

Bàn chân cách xa trái tim, nhưng móng chân mới là phần xa nhất.

Nếu móng chân có màu đỏ và sáng bóng, thì nghĩa là cơ thể lưu thông máu tốt. Móng chân của người khỏe mạnh và sống thọ thường có màu hồng tươi nhuận.

Trên móng chân cũng có hình lưỡi liềm, chiếm khoảng 1/5 diện tích. Nếu dùng tay ấn vào nó chuyển sang màu trắng, sau khi buông ra phải rất lâu mới trở lại trạng thái ban đầu thì chứng tỏ tuần hoàn máu kém. Đây gọi là bài kiểm tra áp suất đỏ, có thể phản ánh quá trình lưu thông máu của bàn chân.

Máu lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Vây nên, bất kỳ sự bất thường nào ở bàn chân đều có thể là chỉ dấu cho thấy cơ thể đang có bệnh. Một số người dễ mắc bệnh nấm móng và các bệnh liên quan đến ngón chân… đều là do máu lưu thông kém, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm virus.

Nếu móng chân trông nhợt nhạt thì hãy cân nhắc xem, liệu bạn có bị suy dinh dưỡng hay thiếu máu hay không. Lúc này, bạn nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình và đảm bảo nạp đủ lượng calo mỗi ngày.

Nếu móng chân có sọc dọc chứng tỏ cơ thể yếu ớt, sức đề kháng kém trước các nguy cơ gây bệnh.

Lúc này, bạn nên chú ý vận động nhiều hơn, tránh ngồi và đứng quá lâu, bồi bổ cơ thể.

3. Nhìn màu sắc của bụng ngón chân

Bụng bàn chân khỏe mạnh phải hồng hào và đầy đặn.

Màu quá trắng hoặc quá đỏ sẽ không tốt, quá đỏ cho thấy tình trạng tụ huyết nhiều và tĩnh mạch không tốt, màu tím nghĩa là hồi lưu tĩnh mạch kém.

Nếu bụng ngón chân có nếp nhăn và không đầy đặn, thì nó cho thấy máu lưu thông ở bàn chân không tốt.

Cách 2 - Kiểm tra nhiệt độ bàn chân

Người cao tuổi chân dễ bị lạnh, phần lớn là do thận dương không đủ hoặc giữ ấm sai cách, những người như vậy nên ăn nhiều thực phẩm có tính ấm như tỏi, gừng… để nâng cao khả năng chịu lạnh của cơ thể.

Nếu lòng bàn chân nóng thì có thể là do âm hư, nội nhiệt, nên ăn nhiều thực phẩm có vị ngọt mát, bổ dưỡng như đậu xanh, bí đao, thịt nạc; hạn chế thực phẩm có tính ấm và khô như hẹ, ớt...

Nếu nhiệt độ của bàn chân không quá cao cũng không quá thấp, chúng có thể tự điều chỉnh nhiệt độ toàn thân, khi ngoài trời lạnh thì chân ấm, khi ngoài trời nóng thì chân vẫn giữ nguyên nhiệt độ, điều đó cho thấy máu lưu thông ở chân rất tốt.

Ngược lại, nếu thời tiết lạnh mà chân lạnh, thời tiết nóng mà chân đổ mồ hôi thì chứng tỏ máu lưu thông kém.

Vì vậy, nhiệt độ lòng bàn chân của người sống thọ phải bằng nhiệt độ của bàn tay, ấm vừa phải, không lạnh cũng không nóng.

Giữ cho đôi chân khỏe mạnh trước tiên

1. Luyện tập ngón chân

Người ta nói rằng bạn có thể rèn luyện ngón chân bằng cách dùng ngón chân bám đất để tăng cường sức mạnh cho cơ thể.

Cách luyện tập:

Ở tư thế đứng hoặc ngồi, giữ hai chân sát đất, rộng bằng vai, luân phiên kích thích các đường kinh bằng các ngón chân bám đất và thư giãn.

Tập kẹp đồ vật bằng ngón chân thứ hai và ngón chân thứ ba, sau đó liên tục kéo các ngón chân lên hoặc xuống, đồng thời xoa bóp các ngón chân, có thể kích thích các huyệt đạo ở bàn chân, tăng cường thể chất.

Tập kẹp đồ vật bằng ngón chân thứ hai và ngón chân thứ ba, sau đó liên tục kéo các ngón chân lên hoặc xuống
Tập kẹp đồ vật bằng ngón chân thứ hai và ngón chân thứ ba, sau đó liên tục kéo các ngón chân lên hoặc xuống. (Ảnh qua Aboluowang)

2. Ngâm chân thường xuyên

Thông thường ngâm chân cũng rất tốt cho sức khoẻ. Y học Trung Hoa cho rằng ngâm chân bằng nước ấm tốt hơn uống thuốc bổ. Ngâm chân 15 phút mỗi ngày có thể đóng vai trò chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra, thêm một ít thuốc bắc vào nước ấm (vốn có khả năng thúc đẩy lưu thông máu), nhờ đó, da có thể hấp thụ tác dụng chữa bệnh từ thuốc và tác động lên cơ thể, giúp cải thiện sức khoẻ.

3. Dùng hai bàn chân đập vào nhau

Y học Trung Hoa cho rằng bàn chân có liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tạng, tứ chi và xương. Chỉ riêng lòng bàn chân có 136 vùng phản chiếu huyệt, tương ứng với các cơ quan nội tạng của cơ thể.

Thường xuyên dùng bàn chân đập vào nhau tương đương với việc điều hòa nội tạng của toàn thân.

Đặc biệt vào mùa đông, việc tập thể dục cho chân là quan trọng, bởi “bách bệnh từ lạnh lên, lạnh từ dưới chân sinh”. Nhiều người lớn tuổi thấy rằng cách làm này tiết kiệm và hiệu quả hơn so với việc ngâm chân vào nước ấm.

4. Mát-xa gân chân

Gốc gân của con người nằm ở bàn chân, muốn chữa bệnh thì phải chữa gốc, muốn giữ gìn sức khỏe thì phải điều chỉnh gốc rễ, cho nên chỉ duỗi gân cốt của cơ thể mà không duỗi gân chân, thì chỉ điều trị triệu chứng chứ không phải điều trị gốc rễ!

Kéo giãn gân ở bàn chân không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ mà còn có thể cải thiện tính khí nóng nảy của bạn.

Tất nhiên, có nhiều cách để duỗi gân chân, nhưng phương pháp kéo giống như vũ công không phù hợp với những người trung niên và lớn tuổi. Vì vậy cách tốt nhất và tiện lợi nhất là xoa bóp cơ gân ở lòng bàn chân.

Bề mặt bàn chân có một vết lõm, hoàn toàn không được kích thích trong điều kiện bình thường, đó là lý do tại sao việc ngâm chân có tác dụng tốt (vì nước ấm có thể kích thích vết lõm).

Nơi trũng này của bàn chân có rất nhiều điểm vi tế, chẳng hạn như Dũng Tuyền trường sinh… những điểm này nhất định phải gõ nhẹ, tốt nhất là dùng một lực nhất định để mát-xa mới có thể có thể chạm vào chúng.

Nơi trũng này của bàn chân có rất nhiều điểm vi tế, chẳng hạn như Dũng Tuyền trường sinh… những điểm này nhất định phải gõ nhẹ, tốt nhất là dùng một lực nhất định để mát-xa mới có thể có thể chạm vào chúng.
Nơi trũng này của bàn chân có rất nhiều điểm vi tế, chẳng hạn như Dũng Tuyền trường sinh… những điểm này nhất định phải gõ nhẹ, tốt nhất là dùng một lực nhất định để mát-xa mới có thể có thể chạm vào chúng. (Ảnh qua Aboluowang)

Lấy cảm giác sinh nhiệt khi xoa bóp và thoải mái khi mát-xa các đường kinh làm chuẩn. Khi chà xát, hãy dùng đầu ngón tay thay vì gãi bằng móng tay.

Vì vậy, đôi chân, bộ phận chúng ta dễ bỏ qua nhất, lại là cách duy nhất để duy trì sức khỏe và tuổi thọ.

Thật dễ dàng để chăm sóc tốt đôi chân của bạn, từ đó sống lâu và khỏe mạnh!

(*) Ảnh chủ đề: Art Prof - CC BY 2.0

Theo Song Yun - Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Không cần dựa vào gen, muốn biết sống lâu hay không, nhìn chân là đủ! Cách đoán bệnh dựa vào màu sắc và nhiệt độ của lòng bàn chân