Không có bằng chứng cho thấy khẩu trang N95 có thể bảo vệ con người khỏi COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) ngày 13/4 cho biết, họ không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy khẩu trang N95 hoặc khẩu trang y tế có tác dụng bảo vệ những người dễ bị tổn thương lâm sàng khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19.

Không giống như khẩu trang phẫu thuật thông thường, N95 được thiết kế vừa khít để tạo thành một vòm bịt kín quanh mũi và miệng. Nó cũng rất hiệu quả với khả năng lọc các hạt trong không khí.

Trong một ấn phẩm trước đây về hiệu quả che mặt, UKHSA cho biết bằng chứng chất lượng thấp cho thấy so với khẩu trang y tế, khẩu trang N95 (hoặc loại tương đương) có thể hiệu quả hơn trong việc ngăn người đeo bị nhiễm virus corona tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Nhưng trong một đánh giá nhanh (pdf) được công bố vào ngày 13 tháng 4, UKHSA nói rằng họ đã sàng lọc hàng nghìn nghiên cứu sơ cấp về hiệu quả che mặt trong đại dịch COVID-19. Theo đó, họ không phát hiện bất cứ điều gì cho thấy đeo N95 và các loại khẩu trang tương đương có thể bảo vệ những người có nguy cơ cao khỏi bị bệnh nặng do COVID-19.

Các nhà nghiên cứu tại cơ quan chính phủ (Hoa Kỳ) đã sàng lọc khoảng 50 nghiên cứu được công bố trước ngày 14 tháng 9 năm 2021. Trước đó, các nghiên cứu này cũng được UKHSA phân tích trong một bài đánh giá riêng về hiệu quả bảo vệ của các loại khẩu trang đối với khả năng lây truyền COVID-19.

Họ cũng tìm kiếm các bài báo và bản in trước được xuất bản trước ngày 26 tháng 9 năm 2022, từ đó xác định thêm 4.371 nghiên cứu, nhưng không có nghiên cứu nào xem xét hiệu quả của loại khẩu trang cụ thể trong việc bảo vệ nhóm thuần tập.

Đánh giá kết luận: “Không tìm thấy nghiên cứu nào phù hợp với tiêu chí thu nhận, vì vậy không có bằng chứng nào được đưa ra”.

Trong kết quả của mình, các nhà nghiên cứu đã không kết hợp bằng chứng từ các bệnh truyền nhiễm khác như cúm. Họ cũng không tìm kiếm rộng rãi các nguồn khác ngoài cơ sở dữ liệu của các bài báo in sẵn và đánh giá ngang hàng.

Kết quả phân tích cũng lưu ý, một đánh giá nhanh trước đó đã kết luận rằng việc che mặt nói chung có thể làm giảm sự lây lan của COVID-19 trong cộng đồng.

Lily Zhou là một phóng viên người Ireland tập trung vào các chủ đề tin tức ở Vương quốc Anh cho The Epoch Times.
Lily Zhou là một phóng viên người Ireland tập trung vào các chủ đề tin tức ở Vương quốc Anh cho The Epoch Times. (Pexels)

Nhận xét về bản đánh giá, ông Carl Heneghan, giáo sư y học dựa trên bằng chứng tại Đại học Oxford, nói với The Telegraph rằng các nhà khoa học “hoàn toàn thất bại trong việc giải quyết vấn đề này”.

Ông nói với ấn phẩm: “Tôi không hiểu tại sao [khoa học nói chung] lại thiếu ý chí thực hiện các thử nghiệm chất lượng cao trong lĩnh vực này”.

“Đối với những người có nguy cơ thấp, những câu hỏi này không nhất thiết phải quá quan trọng, nhưng nếu nằm trong nhóm nguy cơ cao, anh thực sự muốn câu hỏi này được giải quyết. Anh muốn biết câu trả lời”.

Giáo sư Heneghan cho biết ông tin rằng đó là một thất bại cần được xem xét bởi cuộc điều tra COVID-19 độc lập do chính phủ ủy quyền để rút ra bài học.

Tranh cãi về khẩu trang

Đeo khẩu trang, đặc biệt là quy định bắt buộc tất cả mọi người phải đeo khẩu trang, là một trong những hạn chế gây tranh cãi đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai trong đại dịch COVID-19.

Một số nghiên cứu cho rằng, khẩu trang có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền COVID-19, trong khi một số nghiên cứu khác lại đặt câu hỏi về mức độ lợi ích.

Tiến sĩ Ashish Jha, điều phối viên phản ứng COVID-19 của Nhà Trắng, cho biết vào tháng 12 năm 2022 rằng “không có nghiên cứu nào trên thế giới cho thấy khẩu trang hoạt động tốt như vậy”.

Bên cạnh những tranh luận về lợi ích và tác hại, đeo khẩu trang cũng trở thành một vấn đề chính trị trong thời kỳ đại dịch sau quy định bắt buộc.

Ở phương Tây, sự miễn cưỡng đối với quy định đeo khẩu trang thường được cho là do xu hướng chủ nghĩa cá nhân hơn của người dân, nhưng những thay đổi trong hướng dẫn của chính phủ các nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã thúc đẩy tình trạng phản đối khẩu trang.

Vào tháng 3 năm 2020, Jenny Harries, khi đó là phó giám đốc y tế của Anh, cho biết việc bệnh nhân COVID-19 đeo khẩu trang để bảo vệ những người khác ở gần là một “điều tốt”. Nhưng đối với nhiều người, họ có xu hướng “làm ô nhiễm khẩu trang rồi lau lên thứ gì đó”, vậy nên “đeo khẩu trang không phải là một ý kiến ​​​​hay và không có tác dụng gì”.

Khẩu trang có thể “tạo ra cảm giác an toàn giả, vốn có thể dẫn đến việc bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác, chẳng hạn như vệ sinh tay”. (Pexels)
Khẩu trang có thể “tạo ra cảm giác an toàn giả, vốn có thể dẫn đến việc bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác, chẳng hạn như vệ sinh tay”. (Pexels)

Lời khuyên này phù hợp với hướng dẫn (pdf) do WHO công bố trong cùng tháng, cho biết “không có bằng chứng” cho thấy khẩu trang y tế sẽ bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Hướng dẫn cho biết khẩu trang y tế, nếu được sử dụng đúng cách, có thể hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả COVID-19, nhưng chỉ phương pháp này là không đủ và có thể “tạo ra cảm giác an toàn giả, vốn có thể dẫn đến việc bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác, chẳng hạn như vệ sinh tay”. Nó cũng đề cập rằng quy định đeo khẩu trang tạo ra “chi phí không cần thiết và gánh nặng mua sắm”.

Hướng dẫn được đưa ra vào thời điểm người Trung Quốc đã mua khẩu trang và các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) khác trên toàn cầu, dẫn đến tình trạng thiếu PPE cấp tính trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Anthony Fauci, lúc đó là giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, cũng khuyên người dân nói chung không nên đeo khẩu trang khi bắt đầu đại dịch. Sau đó, ông cũng bảo vệ quan điểm này và nói với người dẫn chương trình CBS Norah O'Donnell rằng, lời khuyên đó là đúng trong bối cảnh lúc bấy giờ, vì ông được thông báo Hoa Kỳ “thiếu PPE nghiêm trọng”.

Chính phủ Vương quốc Anh vào ngày 15 tháng 6 năm 2020 đã ra quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang ở Anh trên các phương tiện giao thông công cộng và sau đó là ở các không gian công cộng khác, chẳng hạn như rạp chiếu phim và cửa hàng. Quy định kết thúc vào ngày 27 tháng 1 năm 2022.

Theo số liệu do Thị trưởng London Sadiq Khan tiết lộ, gần 4.000 hành khách đã bị phạt vì vi phạm quy định đeo khẩu trang phòng COVID-19 trên các phương tiện giao thông công cộng của London.

Ngoài quy định bắt buộc đeo khẩu trang, hướng dẫn đeo khẩu trang cũng được áp dụng cho các trường học, nghĩa là hầu hết học sinh buộc phải đeo khẩu trang ở trường.

Theo Lily Zhou từ The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch

Lily Zhou là một phóng viên người Ireland tập trung vào các chủ đề tin tức ở Vương quốc Anh cho The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Không có bằng chứng cho thấy khẩu trang N95 có thể bảo vệ con người khỏi COVID-19