Kỷ băng hà là gì? Con người đã vượt qua các kỷ băng hà như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo khoa học hiện nay, Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Nó đã trải qua vòng tuần hoàn của các kỷ băng hà, tan băng… Một số bằng chứng cho thấy sự sống tồn tại trên Trái đất từ hàng tỷ năm trước. Con người đã vượt qua các thời kỳ băng hà như thế nào?

Kỷ băng hà là gì?

Kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái đất - hàng triệu đến hàng chục triệu năm. Các tảng băng và sông băng bao phủ khắp các khu vực rộng lớn trên bề mặt của nó.

Trong băng hà học, kỷ băng hà thường được dùng để chỉ một giai đoạn của các dải băng ở bán cầu phía bắc và phía nam; theo cách định nghĩa đó chúng ta hiện vẫn đang ở trong một thời kỳ băng hà (bởi vì các dải băng Greenland và Nam Cực vẫn đang tồn tại).

Trái đất trải qua mấy Kỷ băng hà?

Chúng ta biết rằng Trái đất đã có ít nhất 5 kỷ băng hà lớn. Kỷ đầu tiên xảy ra cách đây khoảng 2 tỷ năm và kéo dài khoảng 300 triệu năm. Sự kiện gần đây nhất bắt đầu cách đây khoảng 2,6 triệu năm, và trên thực tế, về mặt kỹ thuật, chúng ta vẫn đang ở trong đó.

Vậy tại sao Trái đất không bị bao phủ hoàn toàn bởi các tảng băng vào lúc này? Đó là bởi vì chúng ta đang ở trong một thời kỳ được gọi là "gian băng".

Thời kỳ gian băng là gì?

Thời kỳ gian băng là thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các vùng cực và xen kẽ với các thời kỳ băng hà trong một kỷ băng hà. Thế giới đã chứng kiến vòng tuần hoàn của sự đóng băng, với các khối băng phát triển và thoái trào sau mỗi chu kỳ 40.000 và 100.000 năm.

Thời kỳ gian băng Holocen hiện tại đã bắt đầu vào cuối Pleistocen muộn cách đây khoảng 11.400 năm.

Kỷ băng hà cách đây bao nhiêu năm, như thế nào?

Khi hầu hết mọi người nói về “kỷ băng hà”, họ thường đề cập đến ‘thời kỳ băng hà’ cuối cùng, bắt đầu cách đây khoảng 115.000 năm và kết thúc khoảng 11.000 năm trước với sự bắt đầu của thời kỳ ‘gian băng’ hiện tại.

Trong thời kỳ băng hà cuối cùng, hành tinh lạnh hơn nhiều so với hiện tại. Vào thời kỳ đỉnh điểm, khi các tảng băng bao phủ hầu hết Bắc Mỹ, nhiệt độ trung bình toàn cầu là khoảng 46 độ F (8 độ C), so với mức trung bình hàng năm toàn cầu hiện nay là 11 độ F (6 độ C).

Sự khác biệt đó nghe có vẻ không nhiều, nhưng nó dẫn đến phần lớn Bắc Mỹ và khu vực Á-Âu bị bao phủ trong các tảng băng. Trái đất cũng khô hơn nhiều và mực nước biển thấp hơn nhiều, vì phần lớn nước trên Trái đất bị giữ lại trong các tảng băng. Các vùng đối núi trống trơn, hoặc các đồng bằng cỏ khô, hoặc các khu rừng hoang vu rậm rạp, hay là sa mạc… là phổ biến khắp nơi trên Trái đất.

Một số loài động vật điển hình

Nhiều loài động vật có mặt trong kỷ băng hà cuối cùng này bao gồm gấu nâu, tuần lộc và chó sói. Nhưng cũng có những loài động vật khổng lồ (megafauna) đã tuyệt chủng vào cuối kỷ băng hà, như voi ma mút, voi răng mấu, mèo răng kiếm và con lười đất khổng lồ.

Có nhiều ý kiến khác nhau về lý do tại sao những loài động vật này bị tuyệt chủng. Một là con người đã săn chúng đến mức tuyệt chủng khi họ tiếp xúc với megafauna.

Khai quật bộ xương voi răng mấu của Kỷ băng hà tại Ohio, Mỹ, tháng 12 năm 1989.
Khai quật bộ xương voi răng mấu của Kỷ băng hà tại Ohio, Mỹ, tháng 12 năm 1989. (Ảnh: James St. John / Flickr, CC BY)

Loài người hiện nay đã sống qua thời kỳ băng hà cuối cùng?

Vâng, những người giống như chúng ta đã sống qua thời kỳ băng hà cuối cùng. Kể từ khi loài của chúng ta, Homo sapiens, xuất hiện cách đây khoảng 300.000 năm ở Châu Phi, từ đó chúng ta đã lan rộng ra khắp thế giới.

Trong thời kỳ băng hà cuối cùng này (115.000 năm trước), một số quần thể Homo sapiens vẫn sống ở châu Phi và không chịu ảnh hưởng của toàn bộ cái lạnh của thời kỳ đó như những vùng đất khác. Sau đó, khi thời tiết ấm hơn, họ di chuyển đến những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả môi trường băng giá, lạnh giá của châu Âu.

Và họ không đơn độc. Vào đầu kỷ băng hà, có những loài người hominin khác - một nhóm bao gồm tổ tiên và họ hàng gần gũi nhất của chúng ta - trên khắp lục địa Á-Âu, như người Neanderthal ở châu Âu và người Denisovan bí ẩn ở châu Á. Cả hai chủng người này dường như đã tuyệt chủng trước khi kết thúc kỷ băng hà.

Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy thực tế đã từng tồn tại rất nhiều các chủng người khác; cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa dám chắc là có bao nhiêu loài người sơ khai từng tồn tại trên Trái đất.

Có rất nhiều ý kiến: Tại sao loài người của chúng ta sống sót được qua kỷ băng hà, còn những chủng người anh em họ hominin của chúng ta thì không. Đây quả là một câu hỏi cần có những nghiên cứu sâu rộng hơn để trả lời.

Con người thực sự đã tồn tại trong các thời kỳ băng hà trước nữa?

Trong một thời gian dài, người ta cho rằng con người chưa từng xuất hiện ở Bắc Mỹ cho đến khi các tảng băng bắt đầu tan chảy. Tuy nhiên, những dấu chân hóa thạch được tìm thấy tại Công viên Quốc gia White Sands ở New Mexico cho thấy con người đã có mặt ở Bắc Mỹ từ ít nhất 23.000 năm trước - gần với đỉnh của thời kỳ băng hà cuối cùng.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã phát hiện rất nhiều những đồ dùng, thiết bị nhân tạo từ cách đây vài tỷ năm, vài trăm triệu năm - qua các thời kỳ băng hà trước nữa. Chúng ta thử xem qua một vài bằng chứng về nền văn minh tiên tiến thời tiền sử:

  • Lò phản ứng hạt nhân của Kỷ băng hà đầu tiên

Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng urani từ Oklo, Cộng hòa Gabon (châu Phi). Các kỹ sư rất ngạc nhiên khi phát hiện số quặng urani này đã được chiết xuất sẵn.

Họ lập tức nghiên cứu và kết luận rằng địa điểm nơi số quặng này được khai thác có chức năng giống như một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, quy mô lớn, hình thành từ 1,8 tỷ năm trước, tức là vào thời gian chỉ sau Kỷ băng hà đầu tiên một chút.

Một công nhân đứng cạnh một dải quặng uranium đã cạn kiệt của lò phản ứng hạt nhân của Kỷ băng hà đầu tiên, tại Oklo, Gabon. (Ảnh: qua NASA)
  • Dấu chân người của Kỷ băng hà cuối cùng

Mới đây, các nhà khoa học từ đại học Sapienza, Italia đã tìm thấy dấu chân người tiền sử sinh sống cách ngày nay 3,6 triệu năm ở Tanzania. Dấu chấn phát hiện trên tro núi lửa là của người Australopithecus afarensis.

Dấu chân cách đây 3,6 triệu năm của Kỷ băng hà thứ Tư, hé lộ nhiều điều về cuộc sống người tiền sử.
Dấu chân cách đây 3,6 triệu năm của Kỷ băng hà thứ Tư, hé lộ nhiều điều về cuộc sống người tiền sử. (Ảnh: elifesciences)
  • Đinh ốc hàng triệu năm tuổi

Một nhà địa chất học nghiệp dư đã phát hiện một vật thể kim loại nhân tạo bên trong một khối đá tinh hốc có thể lên đến cả triệu năm tuổi.

Tùy theo kích thước của tinh hốc hay hốc tinh thể (Geodes) – những tinh thể lớn nhất có thể mất một triệu năm để hình thành. Hơn nữa, vật thể nằm trong tinh hốc này đã được bọc kín trong khoảng thời gian 200 triệu năm, theo trang YouTube Mystery History. Như vậy chúng ta cũng khó mà biết được vật thể kim loại nhân tạo này là của Kỷ băng hà nào.

Một vật thể kim loại nhân tạo bên trong một khối đá tinh hốc có thể lên đến cả triệu năm tuổi, không biết thuộc Kỷ băng hà nào. (Ảnh: Chụp màn hình)
  • Ổ cắm điện và chiếc búa của nền văn minh tiền sử

Năm 1998 kỹ sư điện John. J. Williams đã tìm thấy một vật thể giống chiếc giắc cắm điện trồi ra từ tảng đá granit cứng cấu thành từ thạch anh và fenspat, với lượng nhỏ khoáng chất mica.

Theo kết quả phân tích địa chất, các nhà nghiên cứu tin rằng “hòn đá” này có niên đại ít nhất 100.000 năm tuổi, tức là vào giai đoạn đầu tiên của thời kỳ băng hà cuối cùng.

Chiếc giắc cắm điện trồi ra từ tảng đá granit cứng cấu thành từ thạch anh và fenspat có niên đại 100.00 năm tuổi của Kỷ băng hà cuối cùng.
Chiếc giắc cắm điện trồi ra từ tảng đá granit cứng cấu thành từ thạch anh và fenspat có niên đại 100.00 năm tuổi của Kỷ băng hà cuối cùng. (Ảnh: Chụp màn hình)

Năm 1934, ở cộng đồng London, hạt Kimble, bang Texas, Mỹ, người ta đã tìm được một chiếc búa được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi.

Một chiếc búa được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi, không xác định được thuộc Kỷ băng hà nào.
Một chiếc búa được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi, không xác định được thuộc Kỷ băng hà nào. (Ảnh: Chụp màn hình)

Thay lời kết

Như vậy loài người của hàng tỷ năm, hàng trăm triệu năm, hàng triệu năm trước có cùng nguồn gốc với người Homo sapiens chúng ta hiện nay không? Hay họ là những dòng hominin khác nữa mà chúng ta chưa biết đến?

Vậy làm thế nào mà các chủng người trước đây sống sót được qua các kỷ băng hà? Nhiều nhà khoa học ngày nay cho rằng Trái đất đã liên tục phải đối đầu với những thiên tai và các vụ đại thiên thạch trong lịch sử. Mỗi lần như vậy, có rất nhiều những hệ sinh thái đã bị tuyệt chủng.

Tuy nhiên con người của các thời kỳ có vẻ như đã không chịu khuất phục trong các thời kỳ băng hà để tồn tại và sinh trưởng. Họ đã biết sáng tạo và sử dụng khoa học kỹ thuật và các công cụ để một số rất ít người tránh khỏi được các vụ đại tai nạn đó và tiếp tục sinh sôi, tạo ra các nền văn minh sau này? Quả thật như vậy, hiện nay có một số người đã nghĩ đến những khu vực và thiết bị để tránh ‘ngày tận thế’!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.

Kỷ băng hà tiếng Anh là gì?

Kỷ băng hà trong tiếng Anh thường được gọi là Ice Age, nhưng khi nhắc đến các giai đoạn băng giá thì dùng là glacial periods.

Băng hà nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, từ băng hà được sử dụng với hai nghĩa chính là:

Đối với các nhà khoa học địa lý, khi nói đến hiện tượng tan băng trên các đỉnh núi làm mòn sườn núi, họ gọi đó là hiện tượng băng hà bào mòn sườn núi.

Nghĩa khác là dùng từ băng hà để chỉ đến sự ra đi mãi mãi của một vị vua nào đó. Ví dụ: Tiếc thay vua Quang Trung sớm băng hà.



BÀI CHỌN LỌC

Kỷ băng hà là gì? Con người đã vượt qua các kỷ băng hà như thế nào?