Lần đầu tiên giải mã gen 'người hóa đá': Bí mật về thành phố 'vượt thời gian'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ sau 15 phút, thành phố sầm uất thời La Mã cổ đại bị xóa sổ hoàn toàn hơn 2000 năm trước khi ngọn núi lửa Vesuvius càn quét nơi đây. Nhiều khám phá thực sự gây sốc: những pho tượng hóa đá người thật, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đường xá, dịch vụ "vượt thời gian", dường như chỉ có ở thời hiện đại chẳng hạn như các quầy thức ăn nhanh dọc "phố" đi bộ…

Thành phố Pompeii - chốn xa hoa bậc nhất thời La Mã cổ đại

Pompeii là một thành phố sầm uất thời đế quốc La Mã cực thịnh, hơn 2.000 năm trước, bên bờ Địa Trung Hải. Pompeii có khoảng 20.000 dân, nổi tiếng với sản phẩm dầu ô liu, nho.

Cách thành phố chưa đầy 10 km là ngọn núi lửa hùng vĩ Vesuvius. Các trận phun trào đã tạo ra lớp đất đai từ tro tàn và nham thạch. Theo các nhà khoa học, lớp đất tại vùng vịnh Naples do núi lửa Vesuvius bồi đắp rất giàu các dưỡng chất nitơ, photpho, kali tốt cho cây trồng. Pompeii nhờ đó cũng được hưởng lợi bởi núi lửa Vesuvius.

Thành phố Pompeii giàu có nhờ dòng sông Salno, đất đai màu mỡ, đồng ruộng phì nhiêu, vườn nho chiếm hết sườn núi Vesuvius. Lúc đó dân chúng ở vùng bờ biển này đều coi Pompeii là trung tâm trao đổi, trung chuyển hàng hoá. Đến thế kỷ II trước công nguyên, Pompeii trở thành thị trường quan trọng về buôn bán ở vùng ven biển.

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự giàu có của người Pompeii khi giao dịch thương mại với bên ngoài không phải là hàng hóa, mà chính là những công dân nô lệ đáng thương. Họ phải lao động rất nặng nhọc, phải mua vui ở đấu trường và bị những con dã thú cắn xé trước sự hưng phấn của hàng vạn người đang hò hét nơi khán đài.

Biến mất khỏi bản đồ trong chốc lát

Pompeii là một thành phố thịnh vượng với kiến ​​trúc lộng lẫy và lối sống xa hoa của Đế chế La Mã, nhưng đã bị phá hủy ngay lập tức bởi một thảm họa núi lửa vào năm 79 sau Công nguyên.

Tranh của Karl Brullov, ngày cuối cùng của Pompeii (1830-33).
Tranh của Karl Brullov, ngày cuối cùng của Pompeii (1830-33). (Ảnh: Wikipedia)

Núi lửa Vesuvius phun trào đã tạo ra một đám mây đá, tro và khí núi lửa cao tới 33 km cùng với một số lượng dung nham cực lớn trùm lên thành phố Pompeii và những thành phố xung quanh.

Theo ước tính, núi lửa Vesuvius đã phun ra đến 1,5 triệu tấn dung nham mỗi giây. Dòng nham thạch thừa chảy từ sườn núi thì đạt tốc độ đến 724 km/h và có nhiệt độ lên đến gần 1.000 độ C.

Nguyên nhân của thảm họa

Người dân ở Pompeii không ý thức được sự nguy hiểm

Chỉ trong một đêm, có ít nhất hơn 2.000 người dân Pompeii đã biến mất khi núi lửa Vesuvius phun trào.

Lý do chính khiến nhiều người dân ở Pompeii không ý thức được sự nguy hiểm là do Vesuvius đã không phun trào trong 1.800 năm. Họ không ngờ ngọn núi lửa Vesuvius tưởng đã “chết” gần đó vẫn âm thầm nuôi cơn thịnh nộ lớn dần để rồi một ngày giáng đòn khủng khiếp xuống Pompeii.

Con người ở thành phố đã gây ra quá nhiều tội ác

Theo nhiều giả thuyết, trong đó có một giả thuyết dân gian tin rằng, con người ở thành phố đã gây ra quá nhiều tội ác, chính vì thế, thần linh muốn dùng dòng dung nham nóng đỏ để thức tỉnh, làm bài học răn dạy những con người nơi đây.

Sau thảm họa kinh hoàng được ví như “Khúc dạo đầu của ngày tận thế” đó, những tàn tích về Pompeii đã bị lãng quên cho đến khi nó được khám phá bởi các nhà khảo cổ học vào năm 1738.

Do tro núi lửa rơi xuống trong tích tắc nên thời gian ở Pompeii dường như đứng yên, nhiều tàn tích nhà cửa, đường phố và các công trình công cộng vẫn còn nguyên vẹn sau khi các nhà khảo cổ học loại bỏ lớp tro ra.

Vén màn bí ẩn sau gần 2 thiên niên kỷ

Núi lửa phun trào đem theo dòng dung nham và khí nóng cực đặc di chuyển nhanh ập tới Pompeii chỉ vài phút.

Đám tro chết chóc nóng trên 1000 độ C, bao gồm CO2, chloride, hạt tro nóng sáng và thủy tinh núi lửa, theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ khoa Khoa học Trái Đất và Địa môi trường thuộc Đại học Bari, kết hợp với Viện Địa vật lý và Núi lửa học Quốc gia (INGV) cùng Cục Khảo sát Địa chất Anh tại Edinburgh.

Ước tính 2.000 người chết ở thành phố La Mã cổ đại, không phải do bị chôn vùi dưới dung nham mà vì bị ngạt bởi tro và khí. Cuối cùng, vật liệu núi lửa đã góp phần lưu giữ thi thể họ suốt gần 2.000 năm.

Tuy nhiên, giới khoa học phát hiện ra rằng, khí bụi nham thạch mới là nhân tố chính đẩy số lượng người tử vong lên cực điểm.

Thi thể con chó hóa đá.
Thi thể con chó hóa đá. (Ảnh: Wikipedia)

Sức ép của hơi nóng khủng khiếp đã khiến cơ thể ngừng hoạt động gần như ngay lập tức. Vì thế, không ai kịp có phản xạ tự vệ hoặc tỏ ra đau đớn. Giữa đống đổ nát tráng lệ đó là những con người như hóa đá theo đúng nghĩa đen: tro núi lửa bao bọc họ trong chốc lát, biến họ thành những bức tượng ở mọi tư thế: đang ngủ, đang làm việc, có người chỉ kịp sợ hãi ngồi khuỵu gối hoặc vừa tỉnh dậy thì nghe thấy tiếng hỗn loạn, một số người bỏ chạy.

Nhiều khám phá thực sự gây sốc, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đường xá, dịch vụ "vượt thời gian", dường như chỉ có ở thời hiện đại chẳng hạn các quầy thức ăn nhanh dọc "phố" đi bộ.

Giải mã gen người hóa đá

Một nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Gabriele Scorrano đứng đầu, cùng các đồng nghiệp từ Đại học Rome "Tor Vergata" (Ý) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã chiết xuất thành công DNA từ hai người đã hóa đá - một người khoảng 35-40 tuổi, cao 1,64 m và một phụ nữ ngoài 50 tuổi, cao 1,53 m - tại tượng đài "Nhà của người thợ thủ công".

Giáo sư Scorrano cho biết: "Những phân tích cổ sinh vật học từ người dân nơi đây sẽ giúp chúng tôi tái tạo lại lối sống của quần thể hấp dẫn này trong thời kỳ của Đế chế La Mã".

Đặc biệt, hài cốt nam đã được giải trình tự toàn bộ bộ gen, còn ADN của hài cốt nữ kém chất lượng hơn nên vẫn còn một số lỗ hổng di truyền.

So sánh DNA của cá thể nam với DNA của 1.030 cá thể u-Á cổ đại khác và 471 cá thể Tây u cổ đại, các nhà khoa học nhận thấy thi thể đó có nhiều điểm tương đồng nhất với người dân Trung Ý ngày nay.

Người đàn ông này thuộc dòng dõi hiếm hoi với nguồn gốc xa xôi từ Đông Phi - huyết thống cũng được tìm thấy trong các dân cư ở Cận Đông (Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Ai Cập, Jordan, Oman, Ả Rập Saudi) và một số hòn đảo Địa Trung Hải.

Có dấu vết di truyền của nhóm vi khuẩn gây bệnh lao, vì vậy rất có thể ông đã bị bệnh lao trước khi chết.

Pompeii hiện nay là địa điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng

Tàn tích tại trung tâm khu phố cổ (Foro di Pompei).
Tàn tích tại trung tâm khu phố cổ (Foro di Pompei). (Ảnh: Wikipedia)

Tuy nhiên, như loài chim Phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn, Pompeii hiện nay là địa điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng.

Ngọc Mai

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Lần đầu tiên giải mã gen 'người hóa đá': Bí mật về thành phố 'vượt thời gian'