‘Mệt mỏi nội tạng’ có nguy cơ chết sớm, một phương pháp tập thở để cải thiện

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nội tạng mệt mỏi có thể dẫn đến suy giảm các chức năng của cơ thể và gây ra các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, rất khó để kiểm tra tình trạng thật sự của các cơ quan nội tạng từ bên ngoài cơ thể. Các bác sĩ Nhật Bản đã giới thiệu một phương pháp tự kiểm tra tình trạng mệt mỏi nội tạng và đề xuất phương pháp cải thiện nó bằng mẹo thở đơn giản.

Mệt mỏi nội tạng có nguy cơ tử vong sớm

Bác sĩ tích hợp Kotaro Nakata, người giám sát cuốn sách "Phục hồi mệt mỏi nội tạng", nói với tạp chí Women's Health rằng "mệt mỏi nội tạng" đề cập đến tín hiệu "các cơ quan nội tạng bị quá tải và cần được nghỉ ngơi". Nó không có định nghĩa y tế, thường có biểu hiện là rối loạn chức năng nội tạng, chẳng hạn như đầy hơi và táo bón do các vấn đề về đường tiêu hóa, hoặc mệt mỏi nói chung do chức năng nội tạng kém.

Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí BMC Medicine, tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể rút ngắn tuổi thọ.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 18.101 đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi 40-79 với thời gian trung bình là 16 năm.

Kết quả cho thấy, so với nhóm có mức độ mệt mỏi thấp nhất, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân và tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch của nhóm có mức độ mệt mỏi lớn nhất lần lượt cao gấp 1,4 lần và 1,45 lần.

Ngay cả khi tính đến mọi cơ chế và yếu tố gây nhiễu giả định, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở nhóm có mức độ mệt mỏi lớn nhất vẫn cao gấp 1,26 lần so với nhóm ít mệt mỏi nhất.

Trong số đó, thói quen ăn uống không lành mạnh có thể làm gan mệt mỏi, từ đó gây mệt mỏi mãn tính khắp cơ thể.

Chuyên gia tập thể dục Shiro Kotake đã chỉ ra trong một chương trình sức khỏe của Nhật Bản rằng tiêu thụ quá nhiều đồ uống lạnh, đồ ăn lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và ruột non, gây khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, nó cũng làm tăng độc tố vi khuẩn trong đường ruột. Sau khi độc tố vào máu, gan phải làm việc nhiều hơn để phân hủy chất độc và kiệt sức. Khi gan mệt mỏi, nó sẽ lan ra toàn thân, cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi mãn tính.

8 dấu hiệu có thể cho thấy nội tạng bị mệt mỏi

Làm thế nào để biết bạn có bị mệt mỏi nội tạng hay không? Kotake Shiro đã giới thiệu các phương pháp tự kiểm tra sau:

  • Thường cảm thấy uể oải, mệt mỏi.
  • Da sần sùi và thường xuyên nổi mụn quanh miệng.
  • Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
  • Dễ bị cảm lạnh.
  • Ăn không ngon miệng, thường xuyên bị đầy bụng khó tiêu.
  • Cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc vào ban đêm.
  • Trầm cảm gia tăng và phản ứng tinh thần chậm chạp.
  • Thường xuyên ăn đồ nguội.

Nếu bạn có 1-3 triệu chứng bất kỳ nói trên, điều đó có nghĩa là các cơ quan nội tạng của bạn có thể bắt đầu mệt mỏi.

Nếu bạn có 4-6 triệu chứng bất kỳ nói trên,, bạn đã ở trong tình trạng mệt mỏi nội tạng.

Khi bạn có hơn 7 triệu chứng, bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt

Phương pháp hít thở để cải thiện sức khoẻ nội tạng

Kotake Shiro đã giới thiệu một loại bài tập thở để cải thiện tình trạng mệt mỏi nội tạng, rất hiệu quả trong việc cải thiện chức năng nội tạng.

Cách luyện tập:

  1. Ngồi trên ghế không có phần tựa lưng, giữ thẳng lưng và hít thật sâu.
  2. Khi thở ra, miệng cần phát ra âm thanh "PEKO—" trong khi bụng hóp lại. Lúc này, cơ hoành co lại và các cơ quan nội tạng được nâng lên trên.
  3. Tiếp đó, thở ra khi phát ra âm thanh "POKO—", và để bụng phồng lên. Lúc này, cơ hoành giãn ra và nội tạng hạ xuống.
  4. Phát lại âm thanh "PEKO—", đồng thời dùng tay ấn bụng vào trong và thở ra cho tới khi hết không khí.

Lặp lại chuỗi động tác này và thực hiện 3 lượt mỗi ngày.

Những điểm cần lưu ý: Chỉ thở ra sau khi hít vào một lần và không hít vào cho đến khi bạn thở ra hoàn toàn.

Tạp chí Tin tức Y tế Zhongrong do Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Trung (Đài Loan) xuất bản đã chỉ ra rằng nếu phương pháp thở không đúng, cơ thể sẽ tích tụ áp lực, dẫn đến nhiều thay đổi và rối loạn chức năng trong cơ thể.

Con người hiện đại ít vận động, lượng hoạt động thể chất giảm, chức năng tim phổi, hô hấp, tuần hoàn kém, ngoài ra nhiều người đã quen ngồi với tư thế cúi gập người, gù lưng. Theo thời gian, sự chèn ép bụng sẽ làm cho hiệu quả hô hấp của cơ hoành (bụng) kém đi. Lúc này chức năng hô hấp của cơ hoành dễ dàng bị cơ ngực và cơ vai, cổ thay thế, tạo thành cái mà người ta thường gọi là “thở ngực”, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau vai gáy mãn tính.

Theo Wang Jiayi & Ellen Wan từ The Epoch Times tiếng Trung
Chấn Hưng biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Mệt mỏi nội tạng’ có nguy cơ chết sớm, một phương pháp tập thở để cải thiện