Miệng chua, đắng miệng, hôi miệng, ngọt miệng, mặn miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cơ thể con người rất kỳ diệu, không ít bệnh tật có thể dự đoán qua những triệu chứng xuất hiện trên bề mặt. Thực tế, các cảm giác trong miệng gồm chua, đắng, hôi, ngọt hay mặn cũng không ngoại lệ.

Vào buổi sáng, bạn thức dậy và có cảm giác hôi miệng. Bạn cho rằng đây chỉ là trạng thái bình thường vì mình chưa đánh răng hoặc uống nước. Nhưng đừng chủ quan!

Dưới đây, 5 triệu chứng trong miệng sẽ giúp bạn phần nào đánh giá được tình trạng sức khỏe của bản thân:

1. Miệng chua

Có người thức dậy vào buổi sáng cảm thấy chua trong miệng, giống như vừa uống một cốc giấm hay ngậm chanh.

Y học cổ truyền giải thích rằng chua miệng chủ yếu liên quan đến gan nhiệt, nó thường đi kèm với các triệu chứng như lưỡi có vết loét, khó chịu, phân khô, nước tiểu vàng, chóng mặt và một số cảm giác khó chịu khác.

Lúc này, bạn có thể uống một số loại thuốc có tác dụng thanh nhiệt và bổ gan, chẳng hạn như Sài Hồ Thanh Can Thang, hoặc uống thêm các loại trà làm dịu gan như trà bồ công anh, trà hoa cúc, v.v.

Axit trong miệng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày…

Ở trường hợp này, bạn có thể uống một số loại thuốc có tác dụng giảm khí, tăng cường chức năng dạ dày và tiêu hóa, chẳng hạn như Bảo Hòa Hoàn.

Ngoài ra, bệnh nhân bị đau miệng không nên ăn quá nhiều đồ cay, đồ chiên rán. Thay vào đó, họ nên thay thế bằng các thực phẩm có tác dụng bổ tỳ vị, dưỡng gan, thanh nhiệt, giải độc như kỷ tử, đẳng sâm, hoài sơn, v.v.

2. Miệng đắng

Cảm giác lúc này sẽ giống như khi bạn vừa ăn mướp đắng.

Hầu hết vị đắng trong miệng là do mất cân bằng chuyển hóa ở gan, tình trạng này thường gặp ở một số bệnh viêm gan cấp tính, hỏa trong gan quá mạnh. Theo thời gian, mật sẽ trào ngược lên miệng dưới tác dụng của hỏa khí.

Những người thường xuyên bị đắng miệng có thể ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu và tiết nước bọt ở lưỡi, từ đó cải thiện tình trạng.

Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa triệu chứng chứ không chữa được tận gốc. Để loại bỏ đắng miệng hoàn toàn, bạn có thể lựa chọn một số loại thuốc bổ gan như thuốc Long Đờm Tả Can.

Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như trà hoa cúc, canh đậu xanh… Mật khác, việc kết hợp với một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, đồng thời duy trì tâm trạng vui vẻ cũng rất quan trọng.

3. Hôi miệng

Người bị hôi miệng phần lớn là do dạ dày bị hỏa vượng, sinh hơi, bụng đầy trướng, lớp phủ lưỡi dày và nhờn.

Tuy nhiên, muốn giải quyết hoàn toàn tình trạng hôi miệng thì thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ là quan trọng nhất.

Bạn nên ăn ít đồ cay, lạnh và kích thích, hạn chế rượu bia và thuốc lá, uống trà lài, trà bạc hà, v.v. Chúng đều góp phần cải thiện đáng kể chứng hôi miệng.

4. Ngọt miệng

Nếu miệng có vị ngọt như ăn đường, thì bạn đừng nghĩ rằng đây là điều tốt! Nguyên nhân phần lớn là do tỳ vị tích nhiệt hoặc tỳ vị hư nhược làm hệ tiêu hóa bị tổn thương, trong nước bọt tiết quá nhiều amylase, tạo ra vị ngọt.

Lúc này, bạn có thể uống một số vị thuốc có tác dụng dưỡng khí, bổ tỳ, thông tỳ vị như thuốc Tả Hoàng Tán.

Ngoài ra, bạn nên ăn các thực phẩm bổ dưỡng khác như khoai, ý dĩ… Bạn cũng có thể uống trà khổ đinh, có tác dụng bổ phổi, kiện tỳ.

5. Mặn miệng

Miệng có vị mặn như vừa uống nước muối, đây đa phần là biểu hiện của thận hư, thường gặp ở bệnh viêm thận mãn tính, viêm họng mãn tính và các chứng khó chịu khác.

Nếu gặp trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương để bồi bổ thận khí.

Ngoài ra, bạn có thể uống thêm trà chanh vàng kỷ tử. Vì chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng làm sạch miệng, kháng khuẩn và tiêu viêm, còn kỷ tử có tác dụng bổ gan, cải thiện thị lực, bổ thận và tăng cường sinh khí.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Miệng chua, đắng miệng, hôi miệng, ngọt miệng, mặn miệng là dấu hiệu của bệnh gì?