Nghiên cứu: U tủy, bệnh Bạch cầu và các bệnh ung thư khác có liên quan đến COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Virus COVID-19 có thể thúc đẩy phát triển khối u hoặc ung thư bằng cách tác động đến một số đường truyền tín hiệu.

Chúng ta chỉ mới vừa bắt đầu đi khám phá phạm vi rộng lớn của rất nhiều những tác động dai dẳng sau khi nhiễm COVID-19. Nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng những bệnh nhân nặng từng phải nhập viện có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Đồng thời, cả công chúng lẫn một số chuyên gia đều đặt vấn đề nghi ngờ hiệu quả ngăn ngừa các biến chứng nặng của vaccine.

Vào tháng 5 năm 2023, các nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Toàn cầu của Đại học Geneva, Cơ quan Quốc gia về An toàn Thuốc và Sản phẩm Y tế của Pháp, cùng một số tổ chức nghiên cứu khác đã công bố một nghiên cứu trên tạp chí Scientific Reports.

Các nhà nghiên cứu, sử dụng Hệ thống Dữ liệu Y tế Quốc gia của Pháp, đã phân tích tỷ lệ mắc mới bệnh ung thư giữa hai nhóm — một nhóm bao gồm 41.302 bệnh nhân nhập viện do nhiễm COVID-19 nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021 và nhóm đối chứng gồm 713.670 cá nhân không phải nhập viện do nhiễm virus. Hai nhóm tương đồng về giới tính, độ tuổi và vị trí địa lý.

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị ung thư của những bệnh nhân nhập viện do nhiễm Covid-19 nghiêm trọng cao hơn 31% so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, nếu chỉ tính trong vòng ba tháng đầu sau khi nhập viện, nguy cơ ung thư ở bệnh nhân mắc COVID-19 tăng lên đáng kể, tới 65% so với nhóm đối chứng.

Những bệnh nhân bị bệnh trầm trọng có nguy cơ mắc ung thư thận tăng cao tới 216%, ung thư ruột kết tăng 72% và ung thư phổi tăng 70%.

Hơn nữa, những bệnh nhân bị bệnh trầm trọng đó còn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh ung thư máu tăng lên một cách đáng kể. Bệnh bạch cầu tăng tới 228%, bệnh đa u tủy tăng 121% và bệnh u lympho non-Hodgkin tăng 115%.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích sâu hơn dựa trên độ tuổi và giới tính, tiết lộ rằng các trường hợp mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng là phụ nữ và cá nhân dưới 60 tuổi thường có nguy cơ bị ung thư cao hơn. Sau khi mắc COVID-19 và có các triệu chứng nghiêm trọng, nguy cơ ung thư tăng thêm 69% đối với phụ nữ và 20% đối với nam giới.

Ngoài ra, nguy cơ ung thư tăng thêm 78% đối với những người dưới 60 tuổi và 22% đối với những người từ 60 tuổi trở lên. Đáng chú ý hơn, ở những phụ nữ dưới 60 tuổi, việc có các triệu chứng nghiêm trọng sau nhiễm virus tương ứng với nguy cơ bị ung thư tăng cao đáng kể tới 115%.

Nghiên cứu này không thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa bệnh ung thư và tình trạng nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng các triệu chứng nghiêm trọng sau khi nhiễm Covid-19 có thể là chỉ dấu của bệnh ung thư còn chưa được phát hiện.

Liệu Ung thư có phải do ảnh hưởng lâu dài của COVID-19?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng virus COVID-19 có thể là thủ phạm gây tác động điều hòa miễn dịch kéo dài, kích hoạt viêm mãn tính và gây tổn thương mô không phục hồi. Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra cơ chế gây u của một số loại virus thường liên quan đến tình trạng viêm mãn tính ở mức độ thấp và thoát miễn dịch.

Mắc COVID-19 có thể dẫn đến giải phóng quá nhiều cytokine, giảm đáp ứng của tế bào lympho T, kích hoạt bất thường các đường truyền tín hiệu và tổn thương mô—tất cả đều là những đặc điểm tìm thấy trong vi môi trường của khối u.

Một nghiên cứu được công bố năm nay trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế đã đào sâu hơn về mối liên hệ giữa virus COVID-19 và ung thư. Một mặt, bệnh nhân ung thư dễ bị nhiễm Covid-19 hơn và cũng có nguy cơ cao bị các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Mặt khác, virus COVID-19 có tiềm năng gây ung thư—nó có thể thúc đẩy sự phát triển khối u hoặc ung thư bằng cách ảnh hưởng đến một số con đường truyền tín hiệu nhất định, nó làm thay đổi tế bào khối u và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Khi bị nhiễm trùng, cơ thể bệnh nhân tăng tiết nhầy. Nói chung, khối u tiết nhầy nhiều hơn, trong khi các mô bình thường tiết ít chất nhầy hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng đối với những người hồi phục sau Covid-19, di chứng kéo dài của virus có thể tồn tại tới vài tháng, có thể làm tăng thêm nguy cơ phát triển ung thư. Tuy nhiên, cần phải điều tra thêm để xác nhận phát hiện này.

Vaccine COVID-19 có thật sự ngăn được các triệu chứng nặng?

Kể từ khi xảy ra đại dịch, chính phủ ở nhiều quốc gia đã bắt buộc tiêm chủng để ngăn ngừa nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng nếu nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng việc tiêm vaccine mRNA có liên quan đến gia tăng tỷ lệ mắc mới bệnh ung thư ở người trẻ tuổi và trung niên.

Tiến sĩ Ryan Cole, một nhà bệnh học người Mỹ và là Giám đốc điều hành của Cole Diagnostics, trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times đã tuyên bố rằng trước đây có rất ít trường hợp mắc bệnh ung thư ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, sau khi triển khai tiêm phòng COVID-19, số bệnh nhân ung thư trẻ tuổi đã gia tăng đột biến, bản thân căn bệnh cũng tiến triển nhanh chóng, do đó thường khiến các phương pháp điều trị truyền thống trở nên không còn hiệu quả.

Một bài báo hợp tác nghiên cứu quốc tế xuất bản vào tháng 5 trên tạp chí Vaccines nhấn mạnh rằng, mặc dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tuyên bố rằng tỷ lệ tử vong ở những người chưa được tiêm chủng cao hơn ở những người được tiêm chủng trong suốt đại dịch COVID-19, thì dữ liệu từ Vương quốc Anh lại tiết lộ rằng từ cuối tháng 11 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022, số ca tử vong trong nhóm người được tiêm liều vaccine thứ ba cao hơn nhiều so nhóm người chưa tiêm chủng.

Một nghiên cứu gần đây đã xem xét mối quan hệ giữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 ở Châu Âu trong năm 2021 so sánh với mức gia tăng số ca tử vong hàng tháng (do mọi nguyên nhân) trong năm 2022. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn trước đại dịch.

Phân tích dữ liệu trong 9 tháng đầu năm 2022 tại 31 quốc gia, người ta thấy rằng ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao hơn trong năm 2021 sẽ có tỷ lệ tử vong (do mọi nguyên nhân) tăng cao hơn nhiều. Tỷ lệ tiêm vaccine năm 2021 cứ tăng thêm 1% thì tỷ lệ tử vong hàng tháng của năm 2022 sẽ tăng thêm 0,105%. Mối liên hệ này vẫn mạnh mẽ ngay cả sau khi các yếu tố thống kê liên quan khác đã được điều chỉnh.

Xiaoxu Sean Lin, một chuyên gia virus học, từng là nhà vi sinh học của Quân đội Hoa Kỳ, tuyên bố trên chương trình Sức khỏe 1+1 rằng hầu hết những người bị nhiễm biến chủng Omicron đều chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình. Tỷ lệ người có triệu chứng nghiêm trọng rất thấp và tỷ lệ các ca bệnh nặng ở những người chưa được tiêm chủng cũng thấp.

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc không tiêm chủng không nhất thiết là thiếu quan tâm đến sức khỏe. Nhiều người không tiêm chủng duy trì vệ sinh cá nhân tốt để ngăn ngừa lây truyền bệnh sang người khác đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp để tăng cường hệ thống miễn dịch của họ. Ông Lin gợi ý rằng ngoài việc tiêm chủng, một số dữ liệu y tế cho thấy sử dụng các chất bổ sung như vitamin, thuốc Ivermectin hoặc Hydroxychloroquine có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng.

Theo The Epoch Times

Quân Dương biên dịch

Ellen Wan đã làm việc cho ấn bản tiếng Nhật của The Epoch Times từ năm 2007.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: U tủy, bệnh Bạch cầu và các bệnh ung thư khác có liên quan đến COVID-19