Sau khi 'chết hụt', con người thông minh và sáng suốt hơn?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu chưa từng được thực hiện trước đây cho thấy 20% những người sống sót sau trải nghiệm cận tử, hay gọi là ‘chết hụt', có trải nghiệm thông minh và sáng suốt hơn sau khi họ hồi phục.

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Grossman của Đại học New York đã nghiên cứu 567 người được hô hấp nhân tạo sau khi tim ngừng đập, trong thời gian nhập viện từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 3 năm 2020 ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Trong chưa đầy 10% những người sống sót, 1/5 đã báo cáo trải nghiệm thông minh, sáng suốt hơn.

Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học 2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ở Chicago vào tối Chủ nhật (06/11), cho thấy hoạt động não sóng gamma tăng đột biến. Sóng gamma hoạt động khi một người có ý thức nhớ lại những ký ức và xử lý thông tin tinh thần.

Trải nghiệm khi 'chết hụt' khác hẳn với ảo giác

Trưởng nhóm điều tra, Tiến sĩ Sam Parnia nói với Newsweek rằng trước đây mọi người đã báo cáo về trải nghiệm sáng suốt khi cận kề cái chết, nhưng người ta không phát hiện ra bằng chứng liên quan giữa ý thức với cái chết. Nghiên cứu thay đổi điều đó và cho thấy những trải nghiệm của họ thực sự khác hẳn với ảo giác.

Tiến sĩ Sam Parnia, một bác sĩ chăm sóc đặc biệt và phó giáo sư tại Khoa Y Đại học New York Langone Health cho biết: “Đã có rất nhiều báo cáo thú vị về những người có ý thức sáng suốt sau khi họ tiếp cận với cái chết, nhưng không có đủ nghiên cứu hiểu biết về cái chết từ khía cạnh y tế. Câu hỏi đặt ra là: Liệu chúng ta có thể tìm thấy bằng chứng về ý thức sáng suốt này với trải nghiệm cận tử của con người như thế nào không?"

Các nhà nghiên cứu trên 25 cơ sở đã được trang bị điện não đồ (EEG) và các thiết bị khác. Khi nhân viên cấp cứu được thông báo về một trường hợp bị ngừng tim, các nhà nghiên cứu cũng được thông báo; và họ đến để ghi lại hoạt động não của bệnh nhân trong khi đội y tế cung cấp dịch vụ cấp cứu.

Trở nên thông minh và sáng suốt hơn sau ‘chết hụt'

Theo nghiên cứu, những người đã trải qua trải nghiệm cận tử đã báo cáo về thời kỳ đỉnh cao minh mẫn của họ sau khi được cứu sống.

Nhiều bệnh nhân kể lại rằng trong khi hồi sức đang diễn ra, ý thức của họ tách rời khỏi cơ thể. Sau đó bệnh nhân có nhận thức trực quan về đội ngũ y tế đang thực hiện hô hấp nhân tạo trên cơ thể của họ.

Theo Parnia, mọi người cũng trải qua cảm giác đi du lịch đến một điểm đến mà họ cảm thấy như đang ở nhà, hoặc một nơi nào đó mà họ đã muốn đến trước đây.

Parnia cho biết nhiều lần khi mọi người được hồi sức bằng hô hấp nhân tạo, họ vẫn hôn mê và không tỉnh lại cho đến vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Trong thời gian đó, họ có thể nhận thức được rất nhiều kỷ niệm. Nghiên cứu đã cố gắng phân biệt giữa các loại ký ức được hình thành.

"Khía cạnh thú vị nhất của sự ‘chết hụt' hoặc trải nghiệm cận tử là các bệnh nhân có đầy đủ ký ức về mọi thứ họ mà họ đã làm và tất cả những suy nghĩ và ý định của họ đối với người khác trong suốt cuộc đời của họ", ông nói, giống như việc một chiếc máy tính tải dữ liệu xuống trong thời gian tức thời.

Trải nghiệm cận tử (trải nghiệm 'chết hụt') là gì?

Trải nghiệm cận tử (tiếng Anh: near-death experience) là một trải nghiệm được kể lại bởi một người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống lại.

Một số nhà khoa học tin rằng trải nghiệm này có thể được giải thích bằng các ảo giác do bộ não đang chết dần tạo ra. Tuy nhiên, mô hình này bị phản bác ngày càng mạnh bởi các nghiên cứu thực hiện trên khắp thế giới.

Trải nghiệm cận tử (chết hụt) phổ biến một cách đáng ngạc nhiên, đặc biệt từ khi có các kĩ thuật hô hấp nhân tạo. Theo kết quả điều tra của tổ chức Galupp, có khoảng 8 triệu người Mỹ khẳng định đã trải qua kinh nghiệm cận tử (Mauro, 1992). Kinh nghiệm này thường bao gồm cả sự thoát xác (out-of-body experience).

Theo Newsweek

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

Sau khi 'chết hụt', con người thông minh và sáng suốt hơn?