Bí ẩn về thiết kế xây dựng thành phố Teotihuacan cổ đại ở Mexico ngày nay: Ai đã làm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thành phố cổ đại Teotihuacan còn được gọi là “Thành phố của những vị Thần”, theo cách gọi của người Aztec khi phát hiện ra nó, nằm cách thành phố Mexico ngày nay khoảng 40 km về phía Đông Bắc. 

Khi người Aztec đến đây vào thế kỷ thứ 14 thì thành cổ này đã bị bỏ hoang mấy trăm năm rồi. Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ, trước khi người Aztec đến đây, nơi đây từng là chốn đô hội cổ đại phồn hoa bắt đầu từ năm 200 TCN, nhưng vào khoảng năm 750 thì đột nhiên bị phá hủy, vào lúc phát triển nhất dân số có khoảng 200 nghìn (ở đây tạm gọi là người Teotihuacan).

Thành phố này vào thời điểm đó có thể được xem là một trong những thành phố lớn trên thế giới. Nhưng người Teotihuacan có phải là người đầu tiên kiến tạo ra nơi đây không? Vì sao lại đột nhiên bị phá hủy? Điều này không ai có thể biết chính xác được.

Phát hiện chấn động về thiết kế của thành phố Teotihuacan

Teotihuacan lấy Đại lộ Tử thần làm tuyến trung tâm, cả thành phố toát lên vẻ oai nghiêm, toàn bộ thành phố được cấu thành từ các kiến trúc hình học đồ sộ. Đại lộ Tử thần nối thành cổ từ Nam chí Bắc, chiều dài chừng 5 km, rộng 45 mét, các kiến trúc hai bên đan xen chằng chịt.

Cứ cách vài mét thì xây một bậc thang có sáu bậc và đỉnh bằng phẳng. Kiến trúc sư người Mỹ Hugh Harleston Jr. đã đánh giá về những kiến trúc của Teotihuacan như sau: “Khi họ (những người xây dựng Teotihuacan) vẽ ra một đường thẳng, họ đang cho bạn biết về một mặt phẳng. Khi họ vẽ ra một bề mặt, thì họ đang cho bạn biết về thể tích. Khi họ đưa ra thể tích, họ đã cho bạn biết về thời gian”.

Sau khi Harleston cẩn thận nghiên cứu về quy hoạch và bố cục của Teotihuacan đã công bố một phát hiện chấn động: Dữ liệu thiết kế của thành phố này lại là hình ảnh thu nhỏ của quỹ đạo hệ Mặt Trời mà chúng ta đang sống.

Hình ảnh mô hình sau phục dựng của Teotihuacan, ở giữa là Đại lộ Tử thần, phía trước ở đằng xa là Kim tự tháp Mặt Trăng, bên phải là Kim tự tháp Mặt Trời

Harleston đã định nghĩa một “đơn vị Teotihuacan tiêu chuẩn” là 1.0594 mét. Khoảng cách giữa các di tích trên Đại lộ Tử thần, vừa hay là dữ liệu quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Khoảng cách của Trái Đất và Mặt Trời là 96 “đơn vị”, sao Thủy là 36, sao Kim là 72, sao Hỏa là 144. Phía sau thành lũy của “Đại lộ Tử thần” có một con kênh do người Teotihuacan đào, khoảng cách từ con kênh đến đường trục trung tâm của thành lũy là 288 “đơn vị”, là khoảng cách từ tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc đến Mặt Trời.

Vị trí cách đường trục 520 “đơn vị” có tàn tích của một đền thờ Thần vô danh, tương đương với khoảng cách từ Mặt Trời đến sao Mộc. Đi tiếp 945 “đơn vị”, lại có di chỉ của một đền thờ Thần khác, đây là khoảng cách từ sao Thổ đến Mặt Trời. Đi tiếp 1845 “đơn vị” thì đến được trung tâm của Kim tự tháp Mặt Trăng ở cuối “Đại lộ Hoàng Tuyền” (Đường đến địa ngục), đây lại vừa vặn là dữ liệu quỹ đạo của sao Thiên Vương.

Nếu kéo dài theo đường thẳng Đại lộ Hoàng Tuyền, thì đến được đỉnh núi Serova Gordo, ở đó có một đền thờ Thần nhỏ và một tòa tháp, phần móng của tháp hiện nay vẫn còn đó.

Mỗi khoảng cách tương ứng 2880 và 3780 “đơn vị”, chính là khoảng cách của quỹ đạo sao Hải Vương và sao Diêm Vương (Tài liệu tham khảo cho các kết luận này: Hugh Harleston, Jr.,2006, “MAYAN TREASURE: Space and Time Unified at Teotihuacan”).

Điều này cho thấy, những nhà thiết kế của Teotihuacan từ lâu đã hiểu rõ cách thức vận hành của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, và còn nắm được những dữ liệu quỹ đạo giữa các hành tinh và Mặt Trời.

Thế nhưng, năm 1781 nhân loại mới phát hiện ra sao Thiên Vương, năm 1845 mới phát hiện ra sao Hải Vương, năm 1930 mới phát hiện sao Diêm Vương (cách ngày nay còn chưa đến 100 năm). Thế thì trong thời đại hồng hoang tiền sử, những người Teotihuacan làm sao biết được, hay họ được ai đó hướng dẫn để xây dựng được nơi này?

Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng

Quần thể kiến trúc của Teotihuacan hết sức đồ sộ, đặc biệt là Kim tự tháp Mặt Trăng và Kim tự tháp Mặt Trời. Đến cả người Aztec hung hãn hiếu chiến cũng phải bội phục. Có lẽ người Aztec cho rằng chỉ có Thần mới có thể kiến tạo được những kiến trúc hùng vĩ như thế. Vì vậy mới đặt tên nơi đây là ‘Thành phố của những vị Thần’. Kim tự tháp Mặt Trời và Kim tự tháp Mặt Trăng cũng là những cái tên do người Aztec đặt cho.

Kim tự tháp Mặt Trời của thành cổ Teotihuacan, Mexico. Thể tích 1.200.00 m³, ước tính nặng khoảng 2.500.000 tấn. Được xem là Kim tự tháp lớn thứ ba đã được phát hiện.

Kim tự tháp Mặt Trời đồ sộ nhất trong thành cổ Teotihuacan (có chiều dài cạnh đáy 225 mét) được cho là đứng vị trí thứ ba trong số những Kim tự tháp lớn đã được phát hiện trên thế giới.

Kim tự tháp Mặt Trời đứng sừng sững ở phía Đông của Đại lộ Tử thần, có chiều cao 63 mét (chiều cao ban đầu khi chưa bị tàn phá là 75 mét), với thể tích 1.200.000 m³. Ước tính phải dùng đến 2.500.000 tấn đá và bùn đất để xây dựng nên.

Kim tự tháp Mặt Trăng nhỏ hơn Kim tự tháp Mặt Trời, ước tính đã dùng 1.000.000 tấn đá và bùn đất để xây dựng nên. Cũng có nghĩa là, lượng bùn đất và đá được dùng để xây dựng hai Kim tự tháp này gộp lại tổng cộng là 3.500.000 tấn.

Có người từng tính toán ra rằng, nếu căn cứ theo kỹ thuật và công cụ lao động thời cổ đại thì phải cần đến 15.000 nhân công làm việc liên tục không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm mới có thể hoàn thành được công trình đồ sộ như vậy. Thật khó để tưởng tượng rằng một thành phố với dân số 200.000 người lại có thể có đủ khả năng gánh vác việc này.

Kim tự tháp Mặt Trăng với trọng lượng ước tính khoảng 1.000.000 tấn

Những người xây dựng Kim tự tháp thời viễn cổ chắc hẳn đã nắm được tri thức số học tiên tiến. Tỷ lệ giữa chu vi cạnh đáy của Kim tự tháp Mặt Trời với chiều cao của tháp là 4π, tỷ lệ giữa chu vi cạnh đáy của Đại kim tự tháp Ai Cập với chiều cao của tháp là 2π.

Một điểm tương đồng khác là đều thông qua thiết kế công phu mà làm tăng thêm hiệu quả đặc biệt. Kim tự tháp Mặt Trời giống như chiếc đồng hồ vĩnh cửu. Cứ vào thời gian mùa xuân và mùa thu hằng năm (ngày 20 tháng 3; ngày 22 tháng 9): tầng thấp nhất mặt phía Tây của Kim tự tháp sẽ xuất hiện một cái bóng đổ thẳng và lan rộng dần. Thời gian để chuyển từ bóng tối hoàn toàn đến lúc Mặt Trời chiếu sáng toàn bộ thì luôn mất 66.6 giây, chính xác không kém một ly.

Cách mặt phía Tây của Kim tự tháp Mặt Trời 300 mét về phía Nam, người ta còn phát hiện được một tầng hầm, sau này được gọi là Đền thờ Mica. Trong tầng hầm có rất nhiều căn phòng bằng đá, bên dưới mặt nền bằng đá trong mỗi căn phòng đều được phủ một cách cẩn thận hai lớp đá mica được cắt gọt tỉ mỉ với độ dày 15mm, diện tích mỗi tấm là 8,36 mét vuông.

Có điều những tấm mica này đều được đặt ở vị trí không thể nhìn thấy, hiển nhiên là không phải dùng để làm vật trang trí rồi. Chúng ta biết rằng mica là vật liệu cần thiết để chế tạo trụ điện, là một loại cách nhiệt cách điện cực tốt. Trong các lò phản ứng hạt nhân, mica được dùng làm chất giảm tốc, có tác dụng điều chỉnh tốc độ nhanh của neutron.

Thế thì rốt cuộc các tấm mica được đặt ở đây nhằm có tác dụng gì? Thành phần của mica là không cố định, mica được tìm thấy ở các tầng nham thạch khác nhau có kim loại vi lượng khác nhau bao gồm kali và nhôm, sắt đen ( Fe2+), sắt (Fe3+), magiê, kali, mangan, titan, v.v. nghiên cứu cho thấy tấm mica khổng lồ ở Teotihuacan là đến từ Brazil cách đó hơn 3.220 km.

Người Teotihuacan cổ đại làm sao có thể biết được tính năng và nguồn gốc của mica, lại còn ngàn dặm xa xôi vận chuyển về đây?

Những bậc đá cao trên Kim tự tháp có chiều cao gấp hai đến ba lần các bậc đá thông thường, có vẻ chúng không được thiết kế dành cho người bình thường.

Điều thú vị là, mỗi bậc thang trên Kim tự tháp đều rất cao, chiều cao ít nhất phải gấp hai lần bậc đá thông thường, vì vậy trong bức ảnh trên, mọi người đều phải vịn mà lên xuống rất khó khăn. Những bậc thang này như được thiết kế dành cho những người cao trên 2.5 mét vậy, nhưng bất kể là người Teotihuacan hay người Aztec đều có chiều cao trung bình. Lẽ nào người Teotihuacan thời viễn cổ có thân hình cao lớn hơn chúng ta?

Đứng trên Kim tự tháp Mặt Trăng ngắm nhìn Quảng trường Mặt Trăng và Đại lộ Tử thần.

Hình dáng Kim tự tháp Mặt Trăng cũng tương tự Kim tự tháp Mặt Trời, nhưng quy mô thì nhỏ hơn, chiều dài cạnh đáy là 150 mét, chiều cao 43 mét. Quảng trường Mặt Trăng ở phía trước là nơi cử hành các nghi thức tôn giáo thời bấy giờ, sức chứa cả vạn người.

Cung Hồ Điệp ở phía Tây quảng trường là nơi ở của thầy tế và người có địa vị chức sắc thượng tầng, và đây cũng là nơi hoa lệ nhất toàn thành. Ngõ phía Nam của Đại lộ Tử thần còn có một Kim tự tháp nhỏ (Kim tự tháp Rắn lông vũ) và Đền Thần Rắn lông vũ (Temple of the Feathered Serpent), bên ngoài là một thành lũy bao quanh.

Trên mảnh đất Teotihuacan, dấu ấn của nền văn minh tiền sử, có thể kể cả văn minh ngoài hành tinh, văn minh Ấn Độ cổ và người hiện đại đan xen lẫn nhau. Nó cũng đã lưu lại cho chúng ta vô vàn những điều bí ẩn, chờ đợi chúng ta đi suy ngẫm, khám phá và thưởng thức…

Nguồn bài và ảnh: Chánh Kiến



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn về thiết kế xây dựng thành phố Teotihuacan cổ đại ở Mexico ngày nay: Ai đã làm?