3 bộ phận của cá có nhiều độc tố nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cá là một thực phẩm thực sự lành mạnh và bổ dưỡng, giàu chất đạm, ít chất béo, giàu vitamin D, thiamine, riboflavin và khoáng chất. Chất béo có trong cá, đặc biệt là cá biển, có thể thúc đẩy sự phát triển và duy trì chức năng của các tế bào hệ thần kinh, đồng thời bảo vệ hệ tim mạch, não và võng mạc.

Cá ngon, mềm, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và đa dạng. Tuy nhiên, một số bộ phận của cá không được khuyến khích vì chúng chứa độc tố và vi khuẩn. Vậy, những bộ phận nào của cá không ăn được?

3 bộ phận trên thân cá chứa nhiều độc tố nhất:

Túi mật cá

Một số người cho rằng túi mật cá giúp thanh gan, cải thiện thị lực, là “thuốc đắng dã tật”.

Tuy nhiên, trên thực tế, mật cá có chứa nhiều độc tố, độc tố có trong mật cá có thể phá hủy các lysosome và ty thể của tế bào, cản trở quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào, dẫn đến hoại tử tế bào gan và tế bào biểu mô ống lượn gần.

Nó cũng làm tăng tính thấm của màng lọc cầu thận, chất hydrocyanic acid chứa trong nó ức chế hoạt động của cytochrome oxidase, do đó ngăn chặn quá trình oxy hóa sinh học và gây ra tình trạng thiếu oxy tế bào.

Hơn nữa, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch toàn thân do nhiễm độc túi mật cá. Cuối cùng dẫn đến suy các cơ quan như tim, gan, thận; đồng thời phá hủy hàng rào niêm mạc ruột và gây nhiễm trùng đường ruột.

Trên lâm sàng, người ta thường ghi nhận các trường hợp ngộ độc mật cá cấp tính có thể gây hoại tử gan cấp, suy thận, phù não, tổn thương cơ tim… Tỷ lệ tử vong của các ca bệnh này khá cao, khoảng 16%.

Trong đó, 91.7% bệnh nhân tử vong do tổn thương thận. Vì vậy, một khi nó xảy ra, cần phải đến bệnh viện để rửa dạ dày, lọc máu và dùng thuốc càng sớm càng tốt.

Mặc dù không phải mật cá nào cũng độc, nhưng mật các loại cá thông thường như cá diếc, cá trắm bạc, cá trắm cỏ đều có độc; vì vậy tốt hơn hết bạn không nên ăn mật cá nói chung.

Màng đen trong bụng cá

Có một lớp niêm mạc mỏng màu đen ở hai bên khoang bụng của cá, đó là lớp màng đen thường thấy ở cá nước ngọt.

Lớp màng trong khoang bụng cá có tác dụng ngăn cách các cơ quan bên trong. Lớp màng đen của cá là phần tanh và nhiều đất nhất, có vị không ngon, thường hay bị bỏ đi.

Nguyên nhân chính khiến chúng không ăn được là do chứa nhiều histamine, lipid và thành phần lysozyme. Nếu ăn sẽ gây khó chịu cho cơ thể.

Vây cá

Vây là cơ quan bơi của cá. Khi giết cá và ăn cá sống cần chú ý tránh bị thương, vì vây cá chứa rất nhiều vi sinh vật, không ít số liệu cho thấy trên vây cá có chứa liên cầu, vi khuẩn Vibrio… có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Đặc biệt cần lưu ý rằng, một số loại thịt cá cũng có thể gây hại cho con người; chẳng hạn như thịt cá mập rất khó chế biến, lại không ngon.

Mặt khác nếu xử lý không đúng cách có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ví dụ, một số loài cá có thể chứa nguyên tố thủy ngân cao (do chúng thường ăn các vi sinh vật hoặc cá nhỏ trong nước), chẳng hạn như cá ngừ và cá rô phi. Do đó bạn cũng nên cẩn thận.

Kết luận

Nói chung, cá rất giàu protein và các chất dinh dưỡng đặc biệt như Omega-3 (axit béo không no), DHA... có thể giúp cơ thể giảm hàm lượng cholesterol, giảm dị ứng và viêm nhiễm, có lợi cho các bệnh về thần kinh và bảo vệ tim mạch.

Nhưng bạn không nên và tránh ăn một số bộ phận như vây cá, màng đen trong bụng và túi mật, để không gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

3 bộ phận của cá có nhiều độc tố nhất