3 liệu pháp bổ sung điều trị ung thư bên cạnh phương pháp truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, gây ra gần 10 triệu ca tử vong chỉ riêng trong năm 2020. Ngoài các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật và xạ trị, nhiều bệnh nhân ung thư chuyển sang các liệu pháp y học tích hợp để kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Y học tích hợp là một phương pháp y tế kết hợp các liệu pháp thông thường (thuốc và phẫu thuật) với các phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, một số liệu pháp y học bổ sung và thay thế thường được sử dụng để điều trị ung thư bao gồm y học cổ truyền Trung Quốc, y học Ayurvedic, các liệu pháp chăm sóc cơ thể như thiền định và thôi miên, cũng như các loại thảo dược bổ sung và vitamin.

Ung thư hay còn gọi là khối u ác tính, là do sự tăng sinh bất thường của một số tế bào bị đột biến trong cơ thể con người. Các tế bào ung thư này nhân lên với tốc độ nhanh, có tính xâm lấn và di căn cao, dẫn đến tổn thương mô và cơ quan, đồng thời gây ra các triệu chứng khác nhau. Cuối cùng, nó có thể dẫn đến suy nội tạng và đe dọa đến tính mạng.

Theo WHO, 1/3 số ca tử vong do ung thư là do các yếu tố như hút thuốc lá, béo phì, uống rượu, ăn ít trái cây và rau quả và thiếu hoạt động thể chất.

Các liệu pháp bổ sung và thay thế được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư và có thể giúp tăng cường khả năng tự phục hồi của cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên the American Journal of Public Health vào tháng 10 năm 2002 cho thấy 30% bệnh nhân nam bị ung thư tuyến tiền liệt ở Vùng Vịnh San Francisco (40–89 tuổi) đã sử dụng ít nhất một loại thuốc bổ sung và thay thế. Theo một cuộc khảo sát do Datamonitor thực hiện năm 2002, 80% bệnh nhân ung thư đã sử dụng các liệu pháp y học bổ sung và thay thế.

Dưới đây là ba thực hành y học bổ sung và thay thế thường được sử dụng trong điều trị ung thư:

1. Điều trị bằng Đông y

Có nhiều phương pháp điều trị trong Đông y, trong đó phổ biến nhất là dùng thảo dược và châm cứu. Trọng tâm của Đông y trong điều trị ung thư là tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và kích hoạt khả năng tự nhiên để chống lại ung thư.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine vào tháng 6 năm 2013 đã kết luận, dựa trên nhiều bằng chứng từ phòng thí nghiệm đến các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã kết luận việc sử dụng thuốc thảo dược hoặc châm cứu như liệu pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giảm đau và mệt mỏi do điều trị ung thư, giảm độc tính tế bào và gan, cũng như ức chế độc tính đường tiêu hóa, sự hình thành khối u và các tác dụng phụ khác của hóa trị và xạ trị.

Châm cứu là một phương pháp điều trị phổ biến liên quan đến việc kích thích các huyệt cụ thể trên kinh lạc thông qua việc châm kim hoặc đốt ngải cứu (đốt ngải cứu khô vào các điểm cụ thể trên cơ thể) để điều chỉnh dòng chảy và cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Theo Đông y, kinh lạc là các đường dẫn năng lượng trong cơ thể, và các cơ quan nội tạng được kết nối với bề mặt của cơ thể thông qua các kinh lạc này. Châm cứu có thể được sử dụng để điều trị ung thư ở các cơ quan khác nhau bằng cách kích thích các huyệt tương ứng với các tác dụng điều trị cụ thể trên kinh lạc.

Yuen Oi Lin, một thầy thuốc Đông y ở Hồng Kông, đã đề cập trong một chương trình rằng theo lý thuyết của Đông y, khi các cơ quan nội tạng có vấn đề, các huyệt tương ứng cũng có thể bị ảnh hưởng, vì bệnh tật có thể tích tụ trong kinh lạc. Châm cứu tại các huyệt cụ thể có thể đẩy nhanh dòng chảy của năng lượng kinh lạc, cho phép bệnh tật nhanh hết hơn. Kết hợp với thảo dược thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Yuen báo cáo rằng bà đã điều trị thành công cho một phụ nữ trẻ mắc chứng loạn sản cổ tử cung bằng châm cứu và thảo dược. Loạn sản cổ tử cung đề cập đến sự phát triển bất thường của tế bào trên bề mặt cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Tây y thường điều trị tình trạng này bằng cách phẫu thuật loại bỏ các tế bào bất thường, và trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải cắt bỏ toàn bộ tử cung.

Sách Đông y và các loại thảo dược ở trên bàn.(Shutterstock)

Điều trị Đông y cũng có thể giúp giảm bớt tác dụng phụ của phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên về ung thư, Oncotarget, vào năm 2015 đã phát hiện ra rằng các liệu pháp Trung y như châm cứu và xoa bóp trị liệu có thể làm giảm tình trạng đau dạ dày và mệt mỏi sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư.

2. Thiền trị liệu

Một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2021 chỉ ra rằng thiền định có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của con người bằng cách tác động đến sự biểu hiện gen của các tế bào miễn dịch. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), 14% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở Hoa Kỳ đã thực hành thiền chánh niệm vào năm 2017.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tháng 4 năm 2020 đã chỉ ra rằng thiền giúp kích hoạt các vùng cụ thể của não, ngăn chặn các con đường gây viêm do căng thẳng và tăng biểu hiện telomerase.

Theo lý thuyết Đông y, thiền định có thể giúp thông kinh mạch của cơ thể và thúc đẩy lưu thông máu, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch. Tiến sĩ Hồ Nãi Văn, một bác sĩ Đông y tại Đồng Đức Đường Thượng Hải ở Đài Bắc, Đài Loan, chỉ ra rằng khi ngồi trong tư thế hoa sen, tê ở bàn chân cho thấy lưu lượng máu đang chậm lại. Bằng cách thư giãn trong trạng thái này, người ta có thể cải thiện chứng đau thần kinh ngoại biên, giảm bớt tổn thương thần kinh và thúc đẩy đáng kể quá trình lưu thông máu ở các chi dưới.

Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer vào tháng 11 năm 2014, 88 bệnh nhân ung thư vú với độ tuổi trung bình là 55, những người đang cảm thấy đau khổ, được chia thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tham gia vào một chương trình thiền định, trị liệu theo nhóm hoặc quản lý căng thẳng kéo dài 8 tuần.

Nghiên cứu cho thấy sau 8 tuần, chiều dài telomere của nhiễm sắc thể không thay đổi ở 2 nhóm bệnh nhân tham gia thiền định và nhóm trị liệu, trong khi chiều dài telomere của những bệnh nhân tham gia các khóa học kiểm soát căng thẳng bị rút ngắn. Telomere là thành phần bảo vệ và ổn định ở hai đầu nhiễm sắc thể. Telomere ngắn hơn thường liên quan đến bệnh tật, trong khi telomere dài hơn có tác dụng bảo vệ cơ thể.

Một người phụ nữ ngồi thiền trong tư thế hoa sen trên bãi biển. (Shutterstock)

Nghiên cứu gợi ý rằng các hoạt động như các chương trình dựa trên chánh niệm, thiền định và nhóm trị liệu có thể ảnh hưởng tích cực đến các tế bào của những người sống sót sau ung thư vú, dẫn đến cải thiện chiều dài telomere và tăng tác dụng bảo vệ của các tế bào. Những phát hiện này nhấn mạnh tác động tích cực của mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể đối với sức khỏe con người.

3. Liệu pháp vitamin D liều cao

Trong một nghiên cứu được công bố trên The Journal of Steroid Biochemistry and Molecular Biology vào tháng 5 năm 2019, báo cáo rằng một bệnh nhân bị loét da đã cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng sau khi dùng vitamin D liều cao (60.000 IU mỗi ngày) trong bốn năm liên tiếp. Tổn thương da lở loét có thể là dấu hiệu của ung thư da.

Nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể là một phương pháp điều trị tiềm năng, nhưng cần nghiên cứu thêm để xác định vai trò của nó trong điều trị ung thư da.

Hiện tại, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị bổ sung vitamin D hàng ngày là 600 IU cho người lớn từ 1 đến 70 tuổi và 800 IU cho những người trên 70 tuổi, đồng thời cảnh báo rằng liều cao hơn có thể dẫn đến độc tính. Tuy nhiên, nghiên cứu nói trên cho thấy rằng đối với một số cá nhân, việc bổ sung vitamin D hàng ngày với liều lượng rất cao có thể mang lại lợi ích sức khỏe thay vì độc tính.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients vào tháng 2 năm 2022 cho thấy rằng liều vitamin D cao hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc và tử vong thấp hơn do ung thư.

Các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bằng cách ảnh hưởng đến sự biệt hóa, tăng sinh và quá trình chết theo chương trình của tế bào. Đồng thời ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới giúp duy trì sự phát triển của khối u, do đó làm giảm tỷ lệ tử vong và ngăn ngừa di căn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu vitamin D có hiệu quả chống lại tất cả các loại ung thư hay không và lý do phát triển ung thư có thể khác nhau giữa các cá nhân.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 cho thấy nguy cơ phát triển ung thư đối với những phụ nữ có nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong huyết thanh trên 40 ng/mL đã giảm hơn 65% so với những phụ nữ có nồng độ dưới 20 ng/mL. Một nghiên cứu khác theo dõi bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối hoặc di căn cho thấy những người dùng vitamin D3 liều cao có ít có triệu chứng hơn.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ung thư có thể do nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như độc tố môi trường, hút thuốc, phóng xạ, di truyền và viêm nhiễm, nhiều yếu tố trong số đó không thể kiểm soát chỉ bằng cách bổ sung vitamin D. Do đó, vitamin D không phải là phương pháp chữa trị vạn năng cho tất cả các loại ung thư, nhưng nó có thể có tác động đáng kể đối với một số người.

Thực phẩm giàu vitamin D. (Shutterstock)

Trong quá trình điều trị ung thư, một số liệu pháp bổ sung và thay thế có thể được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vì chúng có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là một số liệu pháp này có thể tiềm ẩn rủi ro và thậm chí cản trở hiệu quả của phương pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi xem xét sử dụng bất kỳ liệu pháp bổ sung nào.

  • Bạn có thể tham gia lớp thiền định online miễn phí tại đây.

David Chu - The Epoch Times
Thiện Tâm biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

3 liệu pháp bổ sung điều trị ung thư bên cạnh phương pháp truyền thống