8 loại thực phẩm giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nội tiết tố insulin chỉ đạo các tế bào trong cơ thể mở ra và lấy glucose từ máu. Với tình trạng kháng insulin, các tế bào trở nên mẫn cảm với insulin. Chúng bỏ qua các hướng dẫn để mở và lấy glucose.

Cơ thể tiếp tục sản xuất nhiều insulin hơn để cố gắng nghe được thông điệp. Nhưng nó không hoạt động. Và mức insulin ngày càng tăng cao hơn.

Mức insulin cao mãn tính đó gây tăng cân nhanh chóng, lão hóa sớm, tăng huyết áp, bệnh tim và nguy cơ ung thư lớn hơn. Cuối cùng, chúng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Các loại thảo mộc, gia vị và thực phẩm là tuyến phòng thủ đầu tiên mà con người có thể áp dụng. Dưới đây là 8 cách có thể giúp khôi phục và duy trì độ nhạy của tế bào với insulin.

1. Củ nghệ: Có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy chất curcumin, một hợp chất hoạt động trong củ nghệ, có hiệu quả gấp 500 đến 100.000 lần so với thuốc theo toa Metformin trong việc kích hoạt sự hấp thu glucose.

Trong một nghiên cứu khác trên 240 người trưởng thành tiền đái tháo đường, bệnh nhân được cho dùng 250mg curcumin hoặc giả dược mỗi ngày.

Sau 9 tháng, KHÔNG CÓ ai trong số những người dùng curcumin mắc bệnh tiểu đường, nhưng 16.4% người ở nhóm giả dược đã mắc bệnh này. Nói cách khác, chất curcumin có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

2. Gừng: Giảm 10.5% lượng đường trong máu lúc đói

Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi và kiểm soát giả dược, 88 bệnh nhân tiểu đường được chia thành hai nhóm. Mỗi ngày, một nhóm nhận giả dược trong khi nhóm kia nhận ba viên bột gừng có khối lượng 1g.

Sau tám tuần, nhóm dùng gừng đã giảm 10.5% lượng đường trong máu lúc đói. Nhưng nhóm giả dược đã tăng lượng đường trong máu lúc đói lên 21%. Ngoài ra, độ nhạy insulin tăng đáng kể hơn ở nhóm dùng gừng.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, 1600mg gừng mỗi ngày giúp cải thiện tám dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm cả độ nhạy insulin.

3. Quế: Ít hơn nửa muỗng cà phê mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu

Quế là một trong những loại gia vị lâu đời và phổ biến nhất. Nó đã được sử dụng trong nhiều thiên niên kỷ để tạo hương vị trong các món ăn và chữa bệnh.

Nó được chứng minh khả năng bình thường hóa lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện khả năng đáp ứng với insulin.

Một phân tích tổng hợp từ tám nghiên cứu lâm sàng cho thấy, quế hoặc chiết xuất quế làm giảm mức đường huyết lúc đói.

Hiệu quả của quế một phần là nhờ làm chậm tốc độ dạ dày trống rỗng sau khi ăn. Trong một nghiên cứu, những người tham gia đã ăn một cốc bánh gạo có và không có quế (với lượng bằng khoảng một thìa cà phê).

Kết quả cho thấy, thêm quế làm chậm tốc độ làm trống dạ dày từ 37% xuống 34.5% và làm chậm đáng kể sự gia tăng đường huyết. Thậm chí ít hơn một nửa muỗng cà phê mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

4. Chiết xuất lá ô liu: Kết quả có thể so sánh với Metformin

Các nhà nghiên cứu của Đại học Auckland đã chứng minh rằng chiết xuất lá ô liu làm giảm độ nhạy insulin.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi và kiểm soát giả dược, 46 người đàn ông thừa cân được chia thành hai nhóm. Một nhóm nhận viên nang chứa chiết xuất lá ô liu và nhóm còn lại nhận giả dược.

Sau 12 tuần, chiết xuất lá ô liu làm giảm kháng insulin trung bình 15%. Nó cũng làm tăng năng suất của các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy lên 28%.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc bổ sung chiết xuất lá ô liu cho kết quả “tương đương với phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thông thường (đặc biệt là metformin)”.

5. Quả mọng: Giảm đột biến insulin sau bữa ăn

Các nghiên cứu cho thấy, cơ thể cần ít insulin hơn để cân bằng lượng đường sau bữa ăn nếu ăn kèm với quả mọng.

Trong một nghiên cứu về phụ nữ khỏe mạnh ở Phần Lan, những người tham gia được yêu cầu ăn bánh mì trắng và lúa mạch đen có hoặc không có các loại quả mọng xay nhuyễn khác nhau.

Chỉ riêng tinh bột trong bánh mì đã làm tăng mức glucose sau bữa ăn. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, thêm quả mọng vào bánh mì làm giảm đáng kể lượng insulin tăng đột biến sau bữa ăn.

Dâu tây, quả việt quất, quả nam việt quất và quả Chokeberry đều có hiệu quả. Một hỗn hợp bao gồm dâu tây, quả việt quất, quả nam việt quất và quả mâm xôi cũng vậy.

6. Hạt đen (Nigella Sativa): Chỉ cần 2g cũng có thể làm giảm tình trạng kháng insulin

Trong một nghiên cứu trên 94 bệnh nhân tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã kê đơn 1, 2 hoặc 3g viên nang Nigella sativa mỗi ngày.

Họ phát hiện với liều 2g mỗi ngày, hạt thìa là đen làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và tình trạng kháng insulin. Liều cao hơn 3g mỗi ngày không mang lại lợi ích bổ sung.

Hạt đen đã được trân trọng hàng ngàn năm vì đặc tính chữa bệnh của nó. Nó đôi khi được gọi là rau mùi La Mã hay thìa là đen. Nó được gọi là phương thuốc cho mọi thứ, trừ cái chết.

7. Tảo xoắn làm tăng độ nhạy insulin lên 225%

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên về bệnh nhân kháng insulin, các nhà nghiên cứu đã so sánh sức mạnh của tảo xoắn và đậu nành để kiểm soát mức insulin.

Họ chỉ định 17 bệnh nhân nhận 19g tảo xoắn mỗi ngày, 16 bệnh nhân khác nhận được 19g đậu nành. Sau tám tuần, nhóm tảo xoắn trung bình tăng độ nhạy insulin của họ lên 224.7% trong khi nhóm đậu nành tăng độ nhạy insulin lên 60%.

Ngoài ra, 100% nhóm tảo xoắn cải thiện độ nhạy insulin của họ trong khi chỉ 69% nhóm đậu nành cải thiện.

8. Berberine có hiệu quả tốt như ba loại thuốc trị tiểu đường khác nhau

Berberine là một hợp chất có vị đắng được tìm thấy trong rễ của một số loại cây bao gồm cây hải cẩu vàng, dâu tây và nho Oregon. Các nghiên cứu chứng minh rằng nó cũng tốt như thuốc trị tiểu đường theo toa.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã so sánh berberine với metformin trong một nghiên cứu thí điểm trên 36 bệnh nhân.

Họ phát hiện ra rằng berberine làm giảm lượng đường trong máu cũng như metformin chỉ trong ba tháng. Các bệnh nhân cũng giảm đáng kể đường huyết lúc đói và đường huyết sau bữa ăn.

Trong cùng một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho 48 bệnh nhân tiểu đường uống berberine trong ba tháng. Chỉ sau một tuần, berberine đã hạ thấp mức đường huyết lúc đói và sau bữa ăn. Ngoài ra, tình trạng kháng insulin của họ giảm 45%.

Các nhà nghiên cứu khác đã tiến hành phân tích tổng hợp 14 nghiên cứu với 1.068 người tham gia.

Họ nhận thấy berberine hoạt động tốt như metformin, glipizide và rosiglitazone. Đây là ba trong số các loại thuốc tiểu đường hàng đầu trên thị trường. Và berberine không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

8 loại thực phẩm giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin