Cao huyết áp, tiểu đường và gút không được ăn gì? (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỗi khi cơ thể không khỏe, bạn thường nghe nói rằng không được ăn một số thực phẩm nào đó. Thực tế, khi bạn không chú ý kiêng kỵ trong vấn đề ăn uống khi có bệnh, thì nó có thể làm bệnh tật nặng thêm.

--> Cao huyết áp, tiểu đường và gút không được ăn gì? (Phần 1)

Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường có thể sống lâu như người khỏe mạnh nếu họ có thể kiểm soát được tổng lượng calo và hình thành những thói quen sau đây:

  • Đảm bảo đa dạng hóa thực phẩm;
  • Chế độ ăn ít chất béo, ít muối, nhiều chất xơ;
  • Các bữa ăn nhỏ thường xuyên;
  • Ăn rau trước, sau đó đến thịt, và cuối cùng là thực phẩm chính.

Tuy nhiên, có nhiều hiểu lầm về những kiêng kỵ trong chế độ ăn uống đối với tiểu đường, khiến bệnh nhân không thể đạt mục đích ổn định đường huyết và mỡ máu, duy trì cân nặng, đồng thời trì hoãn và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.

Chế độ ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý những điều sau:

  • Hạn chế nghiêm ngặt đường bổ sung và đường tự do

Đường trắng, đường nâu, đường phèn, đường khối, mật ong, các loại bánh kẹo và đồ uống có đường khác nhau đều thuộc loại đường bổ sung; trong khi fructose và glucose trong nước trái cây và trái cây sấy khô là đường tự do.

Loại đường bổ sung và đường tự do hầu như không chứa các chất dinh dưỡng khác. Thực phẩm cung cấp năng lượng thuần túy rất không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

Vì vậy, họ nên hạn chế nghiêm ngặt việc bổ sung đường bổ sung và đường tự do trừ khi xảy ra hạ đường huyết.

  • Giảm thức ăn tiêu hóa tốt, hấp thu nhanh, làm tăng nhanh đường huyết

Bánh mì trắng và hầu hết các loại bánh khác, vải, nhãn, quả hồng, mía cùng nhiều loại trái cây có chỉ số đường huyết cao có thể nhanh chóng làm tăng đường huyết, bệnh nhân tiểu đường nên cố gắng giảm hoặc tránh ăn.

  • Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol

Dầu động vật, nội tạng động vật, thịt mỡ, thịt gà, vịt, da lợn và các nguyên liệu khác có nhiều axit béo no và cholesterol, người bệnh đái tháo đường nên ăn ít hoặc không ăn.

Bệnh gút không nên ăn gì?

Gút là một bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric máu do giảm bài tiết purin hoặc sản xuất quá nhiều purin nội sinh.

Nếu tình trạng tăng acid uric máu không được kiểm soát, sự lắng đọng acid uric trong máu sẽ tạo thành các tinh thể gây nên bệnh gút.

Ngoài ra, tăng axit uric máu là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tiểu đường, rối loạn lipid máu, bệnh thận mãn tính và đột quỵ.

Giảm lượng purin ngoại sinh trong khẩu phần ăn có thể thúc đẩy và duy trì trạng thái dinh dưỡng phù hợp của cơ thể, có thể làm giảm tải lượng axit uric trong máu, giảm nguy cơ phát triển bệnh gút, đồng thời làm chậm sự xuất hiện và phát triển của các biến chứng liên quan.

Nhìn chung, điều kiêng kỵ trong chế độ ăn uống đối với người axit uric cao là giảm thức ăn có nhiều purin và những thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric.

  • Tránh chế độ ăn nhiều purin

Những bệnh nhân có axit uric cao nên tránh thịt gia súc và gia cầm, hải sản, nội tạng động vật, cũng như rau bina, nấm, măng tây cùng nhiều thực phẩm khác có hàm lượng purin lớn.

Hàm lượng purin trong thực phẩm từ cao đến thấp theo thứ tự là: phủ tạng > thịt > cá > đậu khô > các loại hạt > rau xanh > ngũ cốc > trái cây.

  • Giảm lượng chất béo

Do bệnh nhân tăng acid uric máu dễ bị tăng huyết áp thứ phát, tăng lipid máu và các bệnh khác nên tỷ lệ cung cấp chất béo cần giảm 10-20% so với người bình thường.

Vì vậy, bạn nên cố gắng tránh thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và tập thói quen nấu ăn với ít dầu.

  • Không ăn quá nhiều hoặc ăn nhiều thịt trong một bữa

  • Tránh chế độ ăn nhiều muối

Chế độ ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Vì vậy, người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều muối như lạp xưởng, cá ướp muối, dưa muối.

  • Tránh rượu và kiểm soát lượng đường fructose

Các chất chuyển hóa của rượu bia khi vào cơ thể sẽ ức chế quá trình đào thải axit uric ra ngoài. Hơn nữa, nạp quá nhiều đường fructose cũng sẽ làm giảm quá trình đào thải axit uric qua thận.

Do đó, bạn nên tránh uống rượu và nước hoa quả càng nhiều càng tốt.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cao huyết áp, tiểu đường và gút không được ăn gì? (Phần 2)