Đầu tôm có thể ăn được không? Những điều quan trọng nên biết về tôm trước khi ăn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tôm có ký sinh trùng không? Ăn tôm với trái cây liệu có thể bị trúng độc? Tôm đã gỡ chỉ ở lưng tôm hay chưa? Nếu trong đầu có quá nhiều nghi vấn, chúng ta chẳng thể thư giãn khi ăn tôm.

Ai cũng thích ăn con tôm, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đứng từ góc độ dinh dưỡng, tôm là một đại diện điển hình của thực phẩm giàu protein và chất béo thấp. Vậy đầu tôm có thể ăn được không?

Phần có thể ăn được của con tôm có chứa từ 16-20% protein, gấp nhiều lần so với trứng, cá và sữa. Đây cũng là điều tuyệt vời và hữu ích dành cho những người rèn luyện cơ và những ai có sức khỏe yếu.

Nhiều người phân vân, không biết ăn con tôm cả con có được không? Ví dụ đầu tôm, nhiều người nói rằng có thể ăn được, một số khác thì nhắc đến vấn đề kim loại nặng và tránh không ăn tôm. Những luồng ý kiến trái chiều nhau sẽ khiến bạn hoang mang và không biết phải phải làm thế nào?

Cũng còn nhiều lo lắng khác đối với món ăn hấp dẫn này: Có nên loại bỏ phần chỉ ở lưng con tôm không? Trong con tôm có ký sinh trùng không? Ăn con tôm với trái cây liệu có thể bị trúng độc? Nếu trong đầu có quá nhiều nghi vấn, chúng ta chẳng thể thư giãn khi ăn tôm. Vậy chính xác thì bạn nên chú ý tới điều gì khi dùng bữa với món tôm?

Đầu tôm chứa gì?

  • Đầu tôm là nơi bị phân huỷ đầu tiên khi tôm chết bởi vì đây là nơi chứa nhiều chất bẩn do thức ăn mà tôm đưa vào. Ở đây sẽ chứa những loại vi khuẩn gây bệnh hay ký sinh trùng. Đặc biệt nếu nấu không chín có thể dẫn đến bị ngộ độc.
  • Phần đầu tôm có chứa cholesterol nhưng không nhiều, đặc biệt trong mắt tôm có chứa chất ức chế sinh sản (chất này được hiểu là khi tôm nhìn thấy ánh sáng, chúng sẽ tác động lên vỏ tôm khiến chúng cứng vỏ, không sinh nở được. Chính vì vậy mà nhiều người nuôi tôm thường phải bỏ mắt tôm để chúng đẻ).
  • Những đầu tôm có màu đen thì bạn cần tránh ăn bởi vì màu đen này có thể do tôm sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, hoặc tôm bị bệnh,...

Sợi trắng ở đầu tôm có đúng là một kí sinh trùng?

Từng có một video lan truyền trên mạng nói rằng sợi chỉ trắng trên đầu tôm là một loại ký sinh trùng. Nhiều người tin, sợ hãi và không dám ăn con tôm. Tuy nhiên, sợi chỉ trắng này thực tế là ống dẫn tinh của tôm. Nếu có màu trắng tức là chúng đã trưởng thành, những con tôm chưa trưởng thành thì sợi chỉ này màu trắng sữa.

Bạn đừng nên lo lắng quá nhiều khi ăn con tôm. Trong cá và tôm sống thì vẫn luôn có thể tồn tại ký sinh trùng, vậy nên cách an toàn nhất là nấu chín trước khi ăn các loài thủy hải sản.

Đầu tôm chiên giòn giòn là món ăn ưa thích của nhiều người... (Minh họa)
Đầu tôm chiên giòn giòn là món ăn ưa thích của nhiều người... (Minh họa)

Có nên loại bỏ sợi chỉ ở thân con tôm?

Đường màu đen và xanh trên lưng tôm thực ra là đường tiêu hóa của chúng, là nơi chứa dư lượng thức ăn thừa và trầm tích chưa tiêu hóa. Trên lý thuyết, đường chỉ này không sạch và có thể ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Xét về độ an toàn, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao sau khi con tôm được nấu chín và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn có thể loại bỏ phần này khi chế biến; nếu không bận tâm, bạn vẫn có thể ăn nó.

Mẹo để loại bỏ sợi chỉ ở lưng con tôm: Đếm tới khớp thứ 3 ở phần thân, tính từ vùng phân cách giữa đầu và thân tôm, luồn một cây tăm từ phía lưng và nhẹ nhàng lấy sợi chỉ ở lưng tôm ra một cách dễ dàng.

Đường chỉ lưng là đường tiêu hóa của tôm, nơi chứa dư lượng thức ăn thừa và trầm tích... (Wikipedia)
Đường chỉ lưng là đường tiêu hóa của tôm, nơi chứa dư lượng thức ăn thừa và trầm tích... (Wikipedia)

Không thể ăn đầu tôm vì có chứa kim loại nặng?

Tôm có thể hấp thụ một số kim loại nặng và đầu tôm nơi chứa hầu hết các cơ quan nội tạng. Vì vậy, hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm thực sự cao hơn ở thịt tôm. Tuy nhiên, nếu con tôm được nuôi đúng quy trình thì hàm lượng kim loại nặng sẽ không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Đối với một số đầu tôm có màu đen. Đó là do tyrosinase trong đầu tôm sẽ tạo ra các chất màu đen như eumelanin pheomelanin. Ngay cả khi được làm lạnh hoặc đông lạnh, tyrosinase vẫn có thể tạo ra các chất màu đen; đầu tôm cũng là nơi chuyển hóa chất thải. Nếu con tôm ăn tảo đen trước khi bị bắt, lông của chúng cũng có thể có màu đen.

Đầu tôm có hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn không thể ăn được. (Pixabay)
Đầu tôm có hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn không thể ăn được. (Pixabay)

Nói cách khác, dù con tôm không chứa kim loại nặng vượt mức cho phép, thì vi khuẩn và chất có hại vẫn có thể tích tụ trong dạ dày - ở phần đầu tôm. Vì vậy tốt nhất là không nên ăn.

Con tôm không thể ăn cùng trái cây?

Người ta nói rằng khi ăn con tôm và trái cây cùng với nhau, vitamin C trong trái cây sẽ phản ứng với asen vô cơ có trong tôm, biến nó thành một loại asen có độc tính cao.

Tuy nhiên, hàm lượng asen vô cơ trong mỗi kg tôm nuôi thông thường không vượt quá 0,5mg. Theo tính toán thì phải ăn ít nhất 150 kg tôm mỗi lần thì mới đạt đến ngưỡng trúng độc. Hơn nữa, cả vitamin C và asen hữu cơ đều cần phản ứng trong một số điều kiện nhất định, do đó tiêu thụ tôm ở một hàm lượng nhất định thì sẽ không xảy ra vấn đề gì.

Ăn tôm với các loại trái cây giàu vitamin C không thực sự có hại cho cơ thể... (Pixabay)
Ăn tôm với các loại trái cây giàu vitamin C không thực sự có hại cho cơ thể... (Pixabay)

Tôm biển và tôm nước ngọt, loại nào tốt hơn?

Dù là tôm biển hay tôm nước ngọt, hãy lựa chọn dựa trên loại mà bạn ưa thích. Tôm biển có giá thành cao, vị thịt tanh và nặng mùi; về dinh dưỡng tôm biển có thì hàm lượng protein và axit béo không bão hòa cao hơn. Tôm nước ngọt nhỏ hơn, giá thành rẻ và vị ngọt hơn. Việc chọn con tôm chủ yếu phụ thuộc vào sở thích cá nhân và khẩu vị của từng người.

Đừng quên, đối với bất kể loại thực phẩm nào, ăn uống có chừng mực là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể bạn.

Ăn tôm khô có thể bổ sung canxi?

Trong 100g tôm có thể có tới 991 mg canxi, cao hơn nhiều so với hàm lượng canxi có trong sữa (104mg/100g). Nhiều người vì vậy cho rằng ăn con tôm cả vỏ sẽ có thể bổ sung canxi tốt hơn. Tuy nhiên, vỏ con tôm rất khó nhai và tiêu hóa nên lượng canxi trong đó cũng rất khó được cơ thể hấp thụ. Tiêu thụ quá mức canxi cũng có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Nói đơn giản, đây không phải là một cách tốt để bổ sung canxi.

Thùy Linh
Theo NTDTV tiếng Trung

Sức khoẻ


BÀI CHỌN LỌC

Đầu tôm có thể ăn được không? Những điều quan trọng nên biết về tôm trước khi ăn