Lợi ích sức khỏe và cấm kỵ của 10 loại hạt hàng đầu trong ngày Tết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhìn bề ngoài, các loại hạt mà chúng ta thường ăn không có gì đặc biệt, nhưng chúng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thận trọng, bởi những hạt này có điều cấm kỵ nhất định.

Năm mới đang đến gần, các gia đình đều đang tất bật chuẩn bị chào đón năm mới. Đây cũng là thời điểm mà các loại hạt sẽ “lên ngôi” và trở thành món ăn vặt chính để tiếp khách trong mỗi gia đình.

Tuy rằng nhìn bề ngoài, các loại hạt không có gì đặc biệt, nhưng chúng rất tốt cho sức khỏe, kể cả người mắc một số bệnh khác nhau.

Tất nhiên, cũng có một số ngoại lệ nhất định khi ăn các hạt này để tránh gây ra tác dụng phụ. Sau đây là những lợi ích sức khỏe và cấm kỵ của 10 loại hạt phổ biến nhất đối với cơ thể con người.

Lợi ích và cấm kỵ hàng đầu của 10 loại hạt đối với sức khỏe

1. Quả óc chó

Quả óc chó có thể được gọi là “vua” của các chất chống oxy hóa. Nó chứa axit oleic, arginine và các chất chống oxy hóa có lợi cho việc bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, đột quỵ, Alzheimer và các bệnh khác.

Bạn nên ăn quả óc chó hai hoặc ba lần một tuần, đặc biệt là người già và phụ nữ mãn kinh. Chú ý không nên ăn quá nhiều một lúc, nếu không có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Một số người trước khi ăn thường bóc lớp vỏ mỏng màu nâu trên bề mặt của nhân óc chó. Thực tế, thao tác này sẽ làm mất đi một phần dinh dưỡng của quả, nên việc bóc lớp vỏ này sẽ không cần thiết.

2. Đậu phộng

Lạc rất giàu protein chất lượng cao và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng đối với sự cân bằng dinh dưỡng của trẻ.

Các nhà khoa học phát hiện trong lạc có chứa nhiều arginine và resveratrol:

  • Arginine có tác dụng chống lao tiềm ẩn,
  • Trong khi resveratrol có thể ức chế sự xâm nhập và lây lan của tế bào ung thư, là thực phẩm tốt cho bệnh nhân lao và bệnh nhân có khối u trên cơ thể.

Vỏ lạc có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu và chống lại quá trình tiêu sợi huyết; vì vậy, đối với những ai bị tăng độ nhớt máu tốt nhất nên bóc vỏ rồi mới ăn.

Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của đậu phộng thấp, ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa nên cần hết sức lưu ý.

3. Hạt thông

Hạt thông chứa protein, chất béo, đường… Hầu hết chất béo chứa trong đó là các axit béo thiết yếu như axit linoleic và axit linolenic, có lợi cho sức khỏe, ngoài ra còn rất giàu phốt pho, canxi, sắt… và được được mệnh danh là “quả trường sinh”, có tác dụng bồi bổ cơ thể.

Nếu bảo quản hạt thông quá lâu, chúng sẽ có vị mặn và không thích hợp để tiêu thụ. Những người có chức năng túi mật kém nên thận trọng, vì nó sẽ gây ra gánh nặng cho đường tiêu hóa.

4. Hạt phỉ

Hạt phỉ rất giàu chất dinh dưỡng và chứa 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người.

Nó có vị ngọt, tính bình, có công dụng cải thiện thị lực, bổ khí, cường tráng tỳ vị, cầm tiêu chảy, xua đuổi côn trùng.

5. Hạt dẻ

Hạt dẻ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng thận hư, có tiếng là “quả bổ thận”. Hạt dẻ rất giàu chất xơ mềm, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể nếm chúng ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, hạt dẻ sống rất khó tiêu hóa, ăn chín dễ bị khê; do đó bạn không nên ăn nhiều một lúc.

Tốt nhất bạn nên coi hạt dẻ như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn, hoặc nấu thành từng bữa chứ không nên ăn với số lượng lớn sau bữa ăn, để tránh hấp thụ quá nhiều calo và gây béo phì.

Hạt dẻ tươi rất dễ bị nấm mốc, hư hỏng, nó không ăn được và có thể gây ngộ độc.

6. Hạt điều

So với các loại hạt khác, hạt điều có hàm lượng axit béo no không có lợi cho cơ thể cao hơn một chút, chiếm khoảng 20%, vì vậy không nên ăn quá nhiều.

Hạt điều có chứa nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nhất định đối với một số người.

Vì vậy, đối với những ai lần đầu tiên ăn hạt điều, họ có thể ăn một hoặc hai hạt trước rồi dừng lại trong vòng mười phút, nếu không có biểu hiện dị ứng thì có thể ăn tiếp.

7. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương rất giàu chất dinh dưỡng, ăn một nắm hạt hướng dương mỗi ngày có thể đáp ứng đủ lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày.

Protein chứa trong hạt hướng dương có thể so sánh với các loại thịt khác nhau, ăn một ít hạt hướng dương thường xuyên có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, đột quỵ, hạ huyết áp và bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.

Ngoài ra, hạt hướng dương còn chữa được chứng mất ngủ, tăng cường trí nhớ, có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư, cao huyết áp, suy nhược thần kinh.

8. Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa đơn nên không dễ bị ôi thiu như các loại hạt khác.

Tuy nhiên, hạt dẻ cười có nhiều calo và chứa nhiều chất béo, mỗi lần ăn 10 viên tương đương với ăn 1.5gr axit béo không bão hòa đơn. Những người sợ béo phì, người có lipid máu cao thì nên ăn ít hơn.

Ngoài ra, nếu hạt dẻ cười đã để quá lâu thì bạn cũng không nên ăn.

9. Hạnh nhân ngọt

Hạnh nhân ngọt chứa 50% chất béo, 25% protein, 10% carbohydrate và vitamin E cùng các nguyên tố như canxi, magie, bo và kali.

Những người mắc bệnh tim mạch vành thường xuyên ăn hạnh nhân có nguy cơ bị đau thắt ngực thấp hơn 50% so với những người không ăn.

Hạnh nhân có tác dụng điều chỉnh lượng insulin và lượng đường trong máu, rất giàu boron và canxi nên cũng rất tốt để ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

10. Hạt bí ngô

Ăn khoảng 50gr hạt bí ngô mỗi ngày có thể ngăn ngừa bệnh tiền liệt tuyến và ung thư tuyến tiền liệt rất hiệu quả.

Hạt bí ngô rất giàu axit pantothenic, có thể làm giảm đau thắt ngực khi nghỉ ngơi và có tác dụng hạ huyết áp. Nhưng bạn không nên vì thế mà ăn quá nhiều một lúc, bởi đã có báo cáo về trường hợp chóng mặt do ăn quá nhiều hạt bí ngô.

Hạt bí là loại hạt thích hợp nhất cho bệnh nhân cao huyết áp; tuy nhiên, bệnh nhân bị nóng dạ dày nên ăn ít, nếu không sẽ gây chướng bụng và ngột ngạt.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Lợi ích sức khỏe và cấm kỵ của 10 loại hạt hàng đầu trong ngày Tết