Tại sao một số người có nhiều mồ hôi còn những người khác thì không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có người nói đổ mồ hôi là tốt, có thể làm đẹp da, hỗ trợ cơ thể giải độc, vậy nên càng ra nhiều càng tốt hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này không chính xác.

Quá trình bài tiết mồ hôi là một dạng thức điều hòa nhiệt độ và tản nhiệt của cơ thể. Khi mồ hôi ra ít hoặc không có, thì nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể sẽ ngày càng cao, dẫn đến mất cân bằng âm dương.

Thông qua việc thoát nhiệt mồ hôi, nhiệt độ toàn thân dần giảm xuống, cơ thể duy trì được sự cân bằng và hoạt động bình thường.

Mọi người đều đổ mồ hôi, nhưng xét về lượng thì khác nhau. Có người đổ mồ hôi rất nhiều, có người lại không đổ một giọt mồ hôi nào. Cũng có một số người đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ, vậy đổ nhiều đổ mồ hôi hay đổ ít mồ hôi là tốt?

Tại sao một số người luôn đổ mồ hôi, trong khi những người khác hiếm khi đổ mồ hôi?

Có nhiều lý do, ví dụ như:

  • Nam đổ mồ hôi nhiều hơn nữ;
  • Người có thể trạng béo nhiều calo hơn, mất nhiệt chậm và dễ ra mồ hôi;
  • Người tập thể dục thể thao đổ mồ hôi nhiều hơn người ít vận động.
  • Khi ăn đồ cay nóng, cơ thể cũng dễ bị đổ mồ hôi dưới sự kích thích của nhiệt độ và vị giác.
  • Ngoài ra, một số người bẩm sinh đã có nhiều tuyến mồ hôi trên cơ thể, dù hoạt động tương đối ít nhưng đầu mũi, nách, trán cũng dễ ra mồ hôi.

Ít mồ hôi có bình thường không?

Thực tế, không có tiêu chuẩn nào để kết luận mỗi ngày một người nên ra lượng mồ hôi là bao nhiêu.

Khi trời nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, trời lạnh đổ mồ hôi ít hơn. Có người dường như không cảm thấy mồ hôi do chúng bị quần áo hấp thụ và làm khô nhanh chóng.

Có người khỏe mạnh, khả năng tự điều tiết tốt nên mồ hôi đổ ít hoặc không có là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, cũng có người do cơ thể quá ít dịch lỏng, bề mặt cơ thể bị lạnh dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi, đây là tình trạng bất thường.

Tóm lại, dù bạn có quá nhiều hay quá ít mồ hôi thì cũng đều cần chú ý.

Nếu không có cảm giác khó chịu thì bạn có thể bỏ qua. Nếu tình trạng mồ hôi kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, tức ngực, đau bụng… thì bạn nên kiểm tra và điều chỉnh khi cần thiết.

Ba loại mồ hôi bất thường cần chú ý

1. Cơ thể ra nhiều mồ hôi bất thường

Bạn đổ mồ hôi đầm đìa chỉ sau một hoạt động nhỏ, cách duy nhất để cảm thấy thoải mái là ở trong phòng lạnh. Lượng mồ hôi này nằm ngoài giới hạn bình thường, mang lại một gánh nặng tâm lý lớn.

Nếu là trường hợp này, thì bạn phải chú ý và giải quyết sớm, nhất là trẻ em và thanh thiếu niên.

Tình trạng mồ hôi ra nhiều kéo dài có thể phát triển thành một loại trạng thái mặc cảm, tự ti, cũng có thể gây ra các bệnh ngoài da và bệnh chàm.

2. Ra nhiều mồ hôi lạnh

Đổ mồ hôi lạnh nhiều cũng có thể là nhồi máu cơ tim. Do tim bị tắc nghẽn, cung cấp máu không đủ nên phải bơm máu nhiều hơn, khiến máu chảy nhanh hơn, lượng mồ hôi trên cơ thể sẽ tăng lên.

Nói chung, loại mồ hôi này khác với kiểu ra mồ hôi khi vận động mạnh (thể dục, thể thao…), một cái là mồ hôi lạnh trong khi cái kia là mồ hôi nóng. Nếu bạn đột nhiên bị đau và đổ mồ hôi lạnh thì nên chú ý hơn, có thể là do bệnh tim.

3. Khí âm hư và ra mồ hôi trộm

Do cơ thể quá yếu, tình trạng mồ hôi trộm có thể xuất hiện liên tục. Để khắc phục, bạn nên dùng thuốc và thực phẩm dưỡng khí, dưỡng âm. Sau khi điều hòa một thời gian, tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ được cải thiện.

Mồ hôi ở các bộ phận khác nhau có thể báo hiệu trạng thái sức khỏe

1. Đầu đổ mồ hôi

Lúc nào bạn cũng cảm thấy rất khát nước, có lẽ bạn đã ăn quá nhiều. Do đó, để kiểm soát chế độ ăn uống, bạn có thể uống một ít trà phù hợp với quá trình tiêu hóa, đồng thời chú ý ăn ít dầu mỡ và đồ ngọt.

2. Mồ hôi tay chân

Miệng lưỡi khô và phân cứng có thể do thiếu âm. Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, pha một ít trà trái cây để uống. Ngoài ra, đối với những người thích uống rượu thì nên dừng lại.

3. Cổ ra nhiều mồ hôi

Cổ dễ ra mồ hôi, quần áo dễ ngả vàng có thể do suy nhược cơ thể, thiếu máu, hạ đường huyết, phụ nữ có thai và người có cơ thể gầy cần chú ý.

Ngoài ra, những người có kinh nguyệt ra nhiều và kén ăn, có thể chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ, đừng để bản thân bị đói.

Có người nói đổ mồ hôi là tốt, có thể làm đẹp da, hỗ trợ cơ thể giải độc, vậy nên càng ra nhiều càng tốt hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ này không chính xác.

Nếu chất lỏng bị mất, cơ thể có khả năng bị mất nước, nhiễm trùng, các tế bào không thể hoạt động bình thường nếu không có nước, từ đó dẫn đến mệt mỏi.

Vì vậy, để hạn chế ra mồ hôi quá nhiều, bạn cần điều chỉnh thời gian tập thể dục và thể thao hợp lý, không nên tập luyện quá sức và quá lâu. Hơn nữa, bạn cũng nên cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Sau khi ra mồ hôi, cơ thể sẽ bốc mùi, bạn cần chú ý thay quần áo và tắm rửa, nhất là bàn chân. Người ngâm mồ hôi quá lâu mà lại đi giày, tất rất dễ bị nhiễm nấm, mẩn ngứa, ra mồ hôi trộm.

Nói chung, người dễ ra mồ hôi phải chú ý vệ sinh cá nhân, giữ cơ thể thông thoáng và mát mẻ.

(*) Ảnh chủ đề: Ảnh chụp bởiNathan Dumlao từ Unsplash

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao một số người có nhiều mồ hôi còn những người khác thì không?