Thực phẩm và chất bổ sung chống viêm hàng đầu (Phần cuối)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Viêm là nguyên nhân chính gây ra gần như tất cả các bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, ung thư và béo phì.

Curcumin: Một chất chống viêm mạnh mẽ

Curcumin, một thành phần hoạt chất trong nghệ, được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng chống viêm hiệu quả.

Trong một đánh giá vào năm 2017 trên tạp chí Foods: “Curcumin hỗ trợ kiểm soát tình trạng oxy hóa và viêm, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp, lo lắng và tăng lipid máu.

Nó còn giúp kiểm soát chứng viêm do tập thể dục và đau nhức cơ, do đó tăng cường phục hồi và hiệu suất ở những người thường xuyên vận động”.

Một nhược điểm của tinh bột nghệ là khả năng hấp thụ kém và đào thải nhanh. Tạp chí Foods cũng lưu ý, khi tự uống, nghệ thường không đem lại lợi ích sức khỏe như chúng ta vốn biết.

Tuy nhiên, một số thành phần hoặc chất phụ gia có thể làm tăng đáng kể tác dụng sinh học của nó. Một là piperine, thành phần hoạt tính trong hạt tiêu đen, đã được chứng minh là làm tăng sinh tác dụng của curcumin lên 2.000%.

Đây là lý do tại sao bạn thường tìm thấy thành phần piperine trong hầu hết các chất bổ sung curcumin. Liều lượng điển hình của một chất bổ sung curcumin tiêu chuẩn là từ 400-600mg, ba lần một ngày.

Thành phần chống viêm có thể giảm đau tự nhiên

Một bài báo thú vị khác trên tạp chí Surgical Neurology International viết: “Các chất chống viêm tự nhiên có thể giúp giảm đau”, nêu bật một số loại thực phẩm và gia vị đem đến tác dụng này. Chúng bao gồm omega-3, trà xanh và nghệ.

Ngoài ra, bài báo cũng đề cập đến khả năng chống viêm của những thứ sau:

  • Chiết xuất vỏ cây liễu trắng (White willow bark)
  • Pycnogenol: Chiết xuất thực vật tự nhiên có nguồn gốc từ vỏ cây thông biển
  • Resveratrol: Là chất được tìm thấy trong rượu vang đỏ, vỏ nho đỏ, nước ép nho tím, mulberries và trong đậu phộng với số lượng nhỏ hơn
  • Cây vuốt mèo (Uncaria tomentosa)
  • Ớt (capsaicin)

Điều thú vị là, nghiên cứu trên động vật vào năm 2013 cho thấy, capsaicin “tạo ra tác dụng chống viêm tương đương với diclofenac”, một loại thuốc chống viêm không steroid thường được kê cho những bệnh nhân bị viêm khớp nhẹ đến trung bình.

Trầm hương

Bài báo trên tạp chí Surgical Neurology International cũng đề cập đến việc sử dụng chiết xuất nhũ hương (nhựa Boswellia serrata), lưu ý rằng nó “có đặc tính chống viêm và giảm đau,” và là một chất ức chế sinh tổng hợp leukotriene.

Do đó, nó có giá trị trong việc điều trị các bệnh viêm do leukotrienes, như rối loạn thoái hóa và viêm khớp.

Theo bài báo này, nhũ hương “làm giảm tổng số lượng bạch cầu trong dịch khớp, và nó cũng ức chế elastase bạch cầu, vốn được giải phóng trong bệnh viêm khớp dạng thấp”.

Bài báo viết: “Trong một nghiên cứu gần đây, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê đối với bệnh viêm khớp gối đã được chứng minh sau 8 tuần điều trị với 333mg B. serrata chiết xuất ba lần một ngày”.

“Sự kết hợp giữa Boswellia và curcumin cho thấy hiệu quả và khả năng dung nạp vượt trội so với diclofenac không steroid để điều trị viêm xương khớp tích cực.

Boswellia thường được cho là một chiết xuất được tiêu chuẩn hóa để chứa 30–40% axit boswellic (300–500mg hai hoặc ba lần / ngày) ”.

Một nghiên cứu trước đó được công bố trên tạp chí Scientific Reports vào năm 2015 đã xác nhận rằng, nhũ hương và nấm hương đều có khả năng ngăn chặn tình trạng viêm bằng cách ức chế sự biểu hiện của các cytokine gây viêm.

Kẽm và SAM-e

Kẽm là một chất chống oxy hóa thường bị bỏ qua, nhưng nghiên cứu cho thấy nó là một chất chống viêm mạnh.

Theo một bài đánh giá năm 2014 trên tạp chí Frontiers in Nutrition:

“Các thử nghiệm bổ sung kẽm ở người cao tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng đã giảm khoảng 66% ở nhóm dùng kẽm. Bổ sung kẽm cũng làm giảm các dấu ấn sinh học do stress oxy hóa và giảm các cytokine gây viêm ở người cao tuổi.

Tương tự, SAM-e thường được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm xương khớp, vì nó có cả đặc tính chống viêm và giảm đau. Theo Arthritis.org, người bệnh “có thể cảm nhận được kết quả chỉ sau một tuần, nhưng cũng có thể mất hơn một tháng.”

Thực phẩm gây viêm cần tránh

Cuối cùng, điều quan trọng là phải nhận ra các thành phần trong chế độ ăn uống có thể kích hoạt hoặc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm bắt nguồn từ bên trong cơ thể.

Vì vậy, việc tránh các thực phẩm gây viêm cũng quan trọng không kém việc ăn các thực phẩm chống viêm.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng gây viêm nhiễm, chẳng hạn như xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao, đậu nành, dầu thực vật chế biến và các chất phụ gia hóa học khác.

Do đó, ngoài việc thêm thực phẩm chống viêm, thảo mộc, gia vị và chất bổ sung (nếu cần) vào chế độ ăn uống, bạn cũng nên tránh những điều sau đây càng nhiều càng tốt:

- Đường tinh luyện, đường fructose đã qua chế biến và ngũ cốc:

Nếu mức insulin lúc đói của bạn từ 3 trở lên, hãy cân nhắc giảm hoặc loại bỏ đáng kể ngũ cốc và đường cho đến khi bạn tối ưu hóa mức insulin của mình. Vì kháng insulin là nguyên nhân chính gây viêm mãn tính.

Theo hướng dẫn chung, bạn nên hạn chế tổng lượng đường fructose ở mức 25g mỗi ngày.

Nếu bạn kháng insulin hoặc kháng leptin (bị huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim hoặc thừa cân), hãy cân nhắc cắt giảm xuống 15g mỗi ngày cho đến khi tình trạng kháng insulin/leptin của bạn trở lại bình thường.

- Cholesterol bị oxy hóa, hoặc cholesterol đã bị ôi thiu, chẳng hạn như cholesterol từ trứng bác nấu quá chín.

- Thịt chế biến.

- Dầu thực vật và dầu hạt công nghiệp (một nguồn chất béo omega-6 bị oxy hóa) như đậu phộng, ngô và dầu đậu nành.

- Thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao, đặc biệt nếu nấu bằng dầu thực vật.

Thay thế thực phẩm chế biến bằng thực phẩm nguyên chất, lý tưởng nhất là hữu cơ, sẽ tự động giải quyết hầu hết các yếu tố này, đặc biệt nếu bạn ăn một phần lớn thực phẩm sống.

Điều quan trọng không kém là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và thường xuyên các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Hoàng Tuấn
Theo The Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Thực phẩm và chất bổ sung chống viêm hàng đầu (Phần cuối)