Vỏ nho có dinh dưỡng như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nho có màu sắc đẹp, thơm, ngon và là thực phẩm bổ máu, có hàm lượng sắt cao. Khi ăn nho nhiều người phải bóc vỏ nho để hạn chế thuốc trừ sâu, nhưng sẽ thế nào nếu ăn nho luôn cả vỏ?

Giá trị dinh dưỡng của vỏ nho

Một số nghiên cứu cho thấy vỏ và hạt nho có giá trị dinh dưỡng cao, cả hai đều chứa các thành phần "chống oxy hóa" và "chống ung thư".

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois (Hoa Kỳ) xác nhận rằng có một chất gọi là resveratrol trong nhiều loại thực vật.

Qua thí nghiệm nuôi cấy tế bào và mô phỏng trên chuột bị ung thư da, họ phát hiện ra chất resveratrol có tác dụng điều trị ung thư da. Đặc biệt, vỏ nho có chứa một lượng lớn chất này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 100g nho đỏ tươi chứa 0.15 - 0.78mg chất resveratrol, tập trung chủ yếu ở vỏ nho, đặc biệt nó có nhiều ở quả nho có vỏ dày màu đen hoặc tím.

Ngoài ra, các hoạt chất trong vỏ nho còn có chức năng và tác dụng bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch.

Cách để làm sạch nho

Hầu hết các loại nho trên thị trường hiện nay đều có dư lượng thuốc trừ sâu lớn, sau đây là một số mẹo nhỏ để làm sạch nho:

  • Rửa sạch bụi và cặn bám trên bề mặt nho bằng vòi nước, tức xả nước chảy trực tiếp vào nho.
  • Dùng kéo cắt bỏ từng quả nho và giữ lại phần cuống để tránh nước lọt vào cùi trong quá trình làm sạch.
  • Rắc 1 thìa tinh bột (amylum), 1 thìa muối, đổ nước vừa đủ ngập nho, đảo đều.
  • Ngâm khoảng 5 phút, dùng tay vò nhẹ, rồi đổ hết nước tinh bột, nửa phút sau tiếp tục rửa lại bằng vòi nước.

Sương muối bám trên vỏ nho có hại không?

Vỏ nho tươi thường có một lớp sương muối bám trên chúng. Nó là một chất được tiết ra từ trái cây và rau quả, còn được gọi là bột trái cây, là một chất tự nhiên và vô hại đối với cơ thể con người.

Chất này bám dính trên bề mặt quả nho, có thể ngăn cản quá trình thoát hơi nước của quả và chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh. Cũng có thể nói sương muối là dấu hiệu cho thấy mức độ tươi của quả nho.

Ai không nên ăn nho?

1. Bệnh nhân tiểu đường

Nho chứa nhiều đường fructose, có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

2. Bệnh nhân tiêu chảy

Nho rất tốt cho tiêu hóa. Những người thường xuyên bị tiêu chảy nên ăn ít hơn.

3. Những người có tỳ vị, lá lách kém

Nho chứa axit, ăn nhiều dễ làm tăng nhu động đường tiêu hóa, người bị táo bón và tỳ vị hư nhược nên ăn ít.

Bảo Vy
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Vỏ nho có dinh dưỡng như thế nào?