Một số thực phẩm không nên ăn cùng với quả cam

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cam chứa hơn mười loại chất dinh dưỡng gồm vitamin C và glucose, có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch và chống ung thư. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, cũng không nên ăn kèm với một số loại thực phẩm.

Có thể ăn cam thường xuyên nhưng không quá nhiều

Cam rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C và các loại đường phong phú, axit malic, axit citric, chất đạm, chất béo, chất xơ cũng như nhiều khoáng chất.

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia cho thấy, ăn một quả cam mỗi ngày có thể bảo vệ con người khỏi một số bệnh ung thư như ung thư miệng, ung thư họng và ung thư dạ dày.

Cam đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính và cao huyết áp. Nó còn có tác dụng cải thiện khả năng giải độc gan, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Mặc dù cam có nhiều lợi ích, có thể ăn thường xuyên nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi ăn cam:

Kiểm soát lượng cam ăn vào

Theo nghiên cứu, ăn ba quả cam có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày của một người.

Nếu ăn quá no, khi bổ sung quá nhiều vitamin C, axit oxalic chuyển hóa trong cơ thể sẽ tăng cao, dễ gây sỏi tiết niệu, sỏi thận. Ngoài ra, ăn nhiều cam còn có hại cho răng miệng.

Cam không thích hợp khi ăn với củ cải

Sau khi ăn củ cải vào cơ thể, nó nhanh chóng sản sinh ra một chất có tên là sulfat. Chất này sẽ nhanh chóng chuyển hóa để tạo ra một chất kháng tuyến giáp - thiocyanate.

Nếu bạn ăn cam vào thời điểm này, flavonoid trong cam sẽ bị phân hủy trong ruột và chuyển hóa thành axit hydroxybenzoic và axit ferulic, có thể tăng cường tác dụng ức chế của thiocyanate đối với tuyến giáp, có nguy cơ gây bướu cổ.

Không ăn cam khi đang hoặc vừa uống sữa

Protein trong sữa dễ dàng phản ứng với axit trái cây và vitamin C trong cam, đông đặc lại thành một khối. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ mà còn gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Vì vậy, không nên uống sữa trong vòng 1 giờ trước và sau khi ăn cam.

Không ăn cam trước bữa ăn hoặc lúc bụng đói

Không nên ăn cam trước bữa ăn hoặc lúc bụng đói, vì các axit hữu cơ trong cam sẽ kích thích niêm mạc thành dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Người già nên ăn ít cam

Người cao tuổi bị suy giảm chức năng tiêu hóa, thận, phổi không nên ăn cam nhiều để tránh đau bụng, nhức mỏi và yếu thắt lưng, đầu gối.

Trẻ sẽ bị nóng trong nếu ăn quá nhiều cam

Trẻ ăn quá nhiều cam cũng sẽ mắc các chứng bệnh mà y học cổ truyền gọi là “nóng trong”, chẳng hạn như viêm lưỡi, viêm nha chu và viêm họng.

Vì vậy, trẻ được khuyến cáo nên ăn cam ở mức vừa phải. Nếu ăn quá nhiều thì nên dừng ăn từ 1 đến 2 tuần rồi mới quay lại ăn tiếp.

Trung y cho rằng cam có tính ấm, ăn nhiều sẽ gây nóng, dẫn đến các triệu chứng như lở loét trên lưỡi, khô miệng, khô họng, táo bón và các triệu chứng khác.

Vì cùi cam có chứa một số axit hữu cơ nhất định, nên để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày và gây khó chịu, tốt nhất bạn không nên ăn cam khi bụng đói.

Ngoài ra, cam cũng chứa rất nhiều caroten, nếu ăn quá nhiều một lúc hoặc dùng quá nhiều trong thời gian ngắn, nồng độ caroten trong máu quá cao sẽ khiến da chuyển sang màu vàng.

Lúc này, ngoài việc uống nhiều nước và tạm thời không ăn cam, bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu caroten như cà rốt, bí đỏ và các loại thực phẩm khác, sau khoảng một tháng màu da sẽ trở lại bình thường.

Hoàng Tuấn
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Một số thực phẩm không nên ăn cùng với quả cam