Thuyết âm dương mà y học cổ truyền thường nhắc đến là gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Âm dương là một học thuyết triết học cổ xưa nghiên cứu nội hàm của âm dương và các quy luật vận động, biến đổi của nó. Âm dương dùng để giải thích sự sinh thành, phát triển và biến đổi của vạn vật trong vũ trụ.

Thuyết âm dương cho rằng thế giới là một chỉnh thể vật chất, bản thân thế giới là kết quả của sự kết hợp các mặt đối lập giữa âm và dương.

Sự tương tác của âm dương góp phần tạo nên vạn vật và thúc đẩy sự phát triển, biến đổi của vạn vật.

Mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ có quan hệ qua lại và đối lập với nhau, hoặc hai mặt của cùng một sự vật đối lập với nhau đều có thể áp dụng thuyết âm dương để tổng kết và phân tích các tính chất tương ứng của chúng.

Nói chung, bất cứ thứ gì đang chuyển động, hướng ngoại, tăng dần, ấm áp, tươi sáng và thú vị đều thuộc về Dương. Tương đối tĩnh, hướng nội, giảm dần, lạnh lẽo, hữu hình, tối tăm và đè nén thuộc về Âm.

Các ví dụ phổ biến về Dương gồm: Bầu trời, người cha, đàn ông, ánh sáng, sức nóng, sự gắn kết, sự mở rộng, sức mạnh.

Các ví dụ phổ biến về Âm gồm: Nước, người mẹ, phụ nữ, bóng tối, lạnh lùng, hạn chế, yếu ớt.

Cơ thể con người cũng được chia thành âm và dương. Các bộ phận khác nhau, các mô và thậm chí các hoạt động sinh lý khác nhau đều có thể được chia thành hai loại âm và dương. Ví dụ:

  • Lưng là dương, bụng là âm.
  • Bên ngoài là dương, bên trong là âm.
  • Trên là dương, dưới là âm.
  • Động là dương, tĩnh là âm.

Theo “Somun․Eumyang-ihamnon” (một nghiên cứu về tư tưởng y học), âm và dương có thể được chia nhỏ vô tận.

Khái niệm này cũng được áp dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để giải thích các trạng thái khác nhau của hoạt động sinh lý.

Ví dụ, ngũ tạng là âm; trạng thái hoạt động của mỗi cơ quan có thể chia thành âm và dương, chẳng hạn như gan âm và gan dương; thận âm thận dương v.v.

Cơ bản của học thuyết âm dương bao gồm âm dương đối lập và hạn chế, âm dương tương sinh, âm dương tương giao và tương tàng, âm dương sinh trưởng và suy vong, âm dương chuyển hóa, và âm dương hài hòa, cân bằng.

Là một phương pháp tư duy độc đáo của y học cổ truyền Trung Quốc, học thuyết âm dương được sử dụng rộng rãi để giải thích các hoạt động sống của cơ thể con người, nguyên nhân gây bệnh và các biến đổi bệnh lý, đồng thời hướng dẫn chẩn đoán và phòng ngừa bệnh tật.

Nó đã trở thành một phần quan trọng trong hệ thống lý luận của y học cổ truyền Trung Quốc.

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thuyết âm dương mà y học cổ truyền thường nhắc đến là gì?