Tiêu dùng sụt giảm: Kim ngạch nhập khẩu qua Trung tâm Hàng hải lớn nhất của Mỹ giảm tới 17%

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kim ngạch nhập khẩu qua trung tâm vận tải biển lớn nhất ở Mỹ giảm 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8/2022, khẳng định lo ngại rằng cả Hoa Kỳ và nền kinh tế thế giới đang bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Dữ liệu được báo cáo bởi công ty phân tích ngành vận tải biển Freightwaves trong một bài báo ngày 15/9, trong đó lưu ý rằng Cảng Los Angeles, được mô tả là "cửa ngõ container có khối lượng lớn nhất ở Mỹ" đang chứng kiến "tổng kim ngạch nhập khẩu thấp nhất ở Los Angeles theo tháng kể từ tháng 12/2021".

Dữ liệu đặc biệt đáng chú ý, hãng tin cho biết, vì tháng 12 bị sa lầy bởi cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Điều này ám chỉ rằng, hàng hoá vào nước Mỹ hiện chỉ đang cao hơn giai đoạn kinh tế tồi tệ nhất do khủng hoảng chuỗi cung ứng.

Trong bối cảnh 'đứt gãy chuỗi cung ứng' không phải là vấn đề, các số liệu dường như chỉ là một triệu chứng của một căn bệnh kinh tế vĩ mô lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu và Hoa Kỳ.

Tháng 8, nhập khẩu giảm 16,7% so với tháng trước, ghi “tổng lượng nhập khẩu thấp nhất ở LA trong tháng 8 kể từ năm 2014”, bài báo cho biết.

Nhưng theo Giám đốc Điều hành của Cảng, ông Gene Seroka, mức độ nghiêm trọng của các con số về cách chúng phản ánh điều kiện kinh tế có thể hơi sai lệch.

Ông Seroka cho biết, "Một số hàng hóa thường đến vào tháng 8 [để phục vụ tiêu dùng và sản xuất] cho mùa thu và mùa đông của chúng tôi đã ở đây ... Các chủ hàng đã mong đợi thời gian giao hàng sớm hơn để đảm bảo lịch trình giao hàng".

Ông nói thêm: “Chiến lược phù hợp so với phương pháp tiếp cận đúng lúc truyền thống đã được phổ biến rộng rãi trên thị trường".

Và phân tích của ông Seroka có thể chính xác. Vào tháng 6, các gã khổng lồ bán lẻ của Mỹ như Amazon và Best Buy đều báo cáo rằng đang có lượng hàng tồn kho quá lớn, một vấn đề khi xem xét nhu cầu bán hàng không đổi hoặc hầu như không tăng.

Vấn đề là do khủng hoảng chuỗi cung ứng vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022, người mua hàng doanh nghiệp buộc phải đặt hàng số lượng sản phẩm lớn hơn và trước thời hạn, để đảm bảo công ty của họ có thể duy trì nguồn cung để đáp ứng nhu cầu trong trường hợp này phòng tình huống chậm trễ vận chuyển trong trường hợp xấu nhất.

Nhưng dù sao, những bình luận tiếp theo của ông Seroka đã cho thấy sự yếu kém về kinh tế khi ông tuyên bố, “Người tiêu dùng đương nhiên có một chút lo lắng, cũng như các nhà bán lẻ. Chúng tôi bắt đầu thấy các đơn đặt hàng sản xuất ngoài châu Á bị hủy bỏ”.

Tuy nhiên, công ty Freightwaves lưu ý rằng những rắc rối trong chuỗi cung ứng của LA đã trở thành lợi ích cho Cảng Savannah ở Georgia, nơi có tháng 8 tốt nhất trong lịch sử - tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo một bài báo ngày 13/9 .

Công ty lưu ý rằng các chủ hàng đã chuyển một khối lượng lớn cả đến Savannah và các cảng Long Beach lân cận để phòng ngừa tình trạng gián đoạn lao động ở Los Angeles.

Ông Seroka lưu ý, tuy nhiên, "Nhưng để giữ mọi thứ như trong viễn cảnh, ngay cả với khối lượng dự kiến ​​sẽ thấp hơn trong nửa cuối năm, Cảng Los Angeles đang hướng tới năm bận rộn thứ hai trong lịch sử của chúng tôi".

Ngành vận tải biển chắc chắn là một ngành hữu ích để giữ nhịp đập của nền kinh tế toàn cầu.

Vào ngày 16/09, gã khổng lồ chuyển phát nhanh quốc tế FedEx đã gây chấn động thị trường khi rút dự báo thu nhập của mình để cảnh báo các nhà đầu tư trong cuộc gọi thu nhập hàng quý, với lý do thị trường châu Á suy yếu kinh niên và các vấn đề lớn đang nổi lên ở các nền kinh tế châu Âu, Bloomberg đưa tin.

Động thái này quan trọng đến mức cổ phiếu của công ty mất gần 22% giá trị, xóa sổ hai năm tăng chỉ trong một ngày, đóng cửa ở mức 161,02 USD so với 204,87 USD một ngày trước đó.

Cổ phiếu của FedEx đã chạm mức thấp nhất là 155USD trong vài phút đầu tiên kể từ khi mở cửa giao dịch.

Bloomberg cho biết: “Công ty sẽ thực hiện các bước ngay lập tức để cắt giảm chi phí, bao gồm đậu một số máy bay, cắt giảm giờ làm việc của công nhân và đóng cửa hơn 90 trong số khoảng 2.200 địa điểm của FedEx Office”.

Đối với FedEx, mặc dù lợi nhuận [theo báo cáo tài chính] thực tế chỉ thấp hơn mức lợi nhuận ước tính [mà các hãng phân tích đưa ra] là 1,72% (23,2 tỷ USD so với 23,6 tỷ USD), nhưng thu nhập trên mỗi cổ phiếu thực tế mất đi 33,1% so với kỳ vọng, chỉ đạt 3,44 USD trên mỗi cổ phiếu so với mức ước tính là 5,14 USD.

Trong một bài báo thứ hai về chủ đề này, Bloomberg, trích dẫn các nhà phân tích từ Deutsche Bank, đã làm rõ mức độ quan trọng của 'kỳ vọng quá mức', một 'cú đánh' thực sự trên thị trường với trường hợp này.

“FedEx đã công bố bộ kết quả hoạt động kinh doanh yếu nhất mà chúng tôi từng thấy vào đêm qua so với kỳ vọng của các công ty phân tích trên thị trường trong 20 năm qua”, ngân hàng này tuyên bố trong một lưu ý cho khách hàng.

Nhà phân tích của Swissquote, bà Ipek Ozkardeskaya, nói với hãng tin rằng, “Cảnh báo của FedEx đến như một cái tát. Đó là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy nền kinh tế bắt đầu chậm lại”.

“Đây chắc chắn là cảnh báo đầu tiên trong một loạt các cảnh báo mà chúng tôi có thể thấy trong các quý tới”, nhà phân tích nói thêm.

Minh Đăng

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tiêu dùng sụt giảm: Kim ngạch nhập khẩu qua Trung tâm Hàng hải lớn nhất của Mỹ giảm tới 17%