Uống nhiều nước có hại thận không? 4 sai lầm đừng lặp lại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiếu nước không chỉ gây ra các vấn đề về đường tiết niệu mà còn có thể gây hại cho thận. Nếu bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm. Điều này sẽ làm tăng độc tố trong nước tiểu, trường hợp nặng còn có thể dẫn đến tổn thương thận.

Thận có nhiệm vụ chuyển hóa nước và điện giải, cân bằng nước trong cơ thể, đồng thời đào thải các chất độc do hoạt động sinh lý và trao đổi chất thông qua nước tiểu. Về cơ bản, các chức năng này cần có đủ nước để vận hành trơn tru.

Bổ sung nước kịp thời có thể duy trì quá trình trao đổi chất tốt và tăng tốc độ lưu thông máu, đây là một cách để duy trì sức khỏe.

Khoảng 2000ml nước uống mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể và có tác dụng bảo vệ một số cơ quan quan trọng. Nhiều người uống nước không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại khác, vậy uống nhiều nước bảo vệ thận hay hại thận?

Thực tế, uống nhiều nước có giúp ích cho thận hay không tùy thuộc vào lượng nước bạn uống.

Có người uống nhiều nước hơn bình thường, cơ thể vẫn đủ khả năng tiếp nhận và chuyển hóa, không ngừng lấy đi chất thải và chất kết tinh từ quá trình trao đổi chất sinh ra, từ đó bảo vệ thận và giảm nguy cơ tổn thương thận.

Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước một cách thường xuyên và lượng nước uống hàng ngày vượt xa tiêu chuẩn sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc nước ở tế bào, tăng áp lực trao đổi chất lên thận và gây hại cho thận.

Uống nhiều nước có giúp ích cho thận hay không tùy thuộc vào lượng nước bạn uống. (Ảnh: Pixabay)

Bốn kiểu uống nước hại thận

1. Uống nước quá độ

Mỗi ngày uống 2000ml nước trong một lần là không nên. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần uống để nước được hấp thu và sử dụng bình thường, quá trình tuần hoàn và trao đổi chất mới có thể diễn ra ổn định.

Một số người uống quá nhiều nước trong một lần, điều này sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho thận.

2. Uống nhiều nước hầm xương

Uống nước canh thường xuyên để bổ sung nước là không nên. Nhiều người cho rằng nấu nhiều canh để cung cấp dinh dưỡng không những bồi bổ cơ thể mà còn bổ sung nhiều nước.

Thực tế thì, hầu hết các loại canh xương đều không tốt cho sức khỏe.

Protein, vitamin và các chất dinh dưỡng từ những nguyên liệu trong canh khó hòa tan, lại có nhiều chất purin, cholesterol và chất béo.

Uống quá nhiều canh xương sẽ khiến bạn bị tăng cân, đặc máu và dễ tạo ra nồng độ axit uric cao có thể đẩy nhanh quá trình khởi phát bệnh Gout.

Một số người uống nhiều nước canh đặc để bổ sung nước sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận do axit uric, từ đó gây hại cho thận.

3. Không uống nước lọc mà chỉ uống nước giải khát

Không nên thay thế nước lọc bằng đồ uống có ga hay nước ép trái cây.

Hầu hết các loại đồ uống đều chứa hương vị và các chất phụ gia khác, sự tổn hại do những chất này gây ra sẽ làm giảm chức năng của thận.

Nhiều người có tỷ lệ mắc sỏi thận cao, chỉ số axit uric không ổn định, tất cả chỉ vì phụ thuộc quá nhiều vào đồ uống dạng này.

Nếu muốn đảm bảo sức khỏe và nạp đủ nước, bạn nên chọn nước đun sôi để nguội, hạn chế thói quen uống nước giải khát.

4. Chỉ uống nước khi khát

Nhiều người hay uống nước khi cảm thấy khát, thực tế tình trạng này cơ thể đã ở trạng thái mất nước 1-2%. Mất nước trầm trọng sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thận, tăng nguy cơ suy thận.

Bạn không nên uống nước khi khát. Khát nước là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể thiếu nước.

Có người cho rằng khát nước là dấu hiệu mà cơ thể đang cần nước, nhưng lúc này uống nước đã quá muộn, tốc độ trao đổi chất đã chậm lại, sẽ khiến một số chất kết tinh không ngừng tích tụ và dễ xuất hiện sỏi thận, thậm chí bệnh thận.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Uống nhiều nước có hại thận không? 4 sai lầm đừng lặp lại