Uống nước máy nhiều hại thận? 4 hành vi thực sự gây tổn thương thận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có quan điểm cho rằng: "Nước máy chứa nhiều canxi, magie và các nguyên tố khác. Vậy nên nếu uống lâu dài sẽ không tốt cho thận!" Liệu có đúng không?

Nước là nguồn gốc của sự sống và là chất cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại của bất kỳ sinh vật nào. Nước có thể được chia thành nước máy và nước tinh khiết.

Nhiều người cho rằng trong nước máy có chứa các chất như canxi, magie và các nguyên tố khác. Chúng sẽ kết tủa và đóng cặn sau khi đun sôi nước máy. Đây cũng là lý do vì sao có một số người lo sợ “uống nước máy lâu ngày có thể hại thận".

Tuy nhiên, quan điểm này không đúng.

Nước máy đun sôi không hại thận

Nước máy dùng để chỉ nước tự nhiên. Tuy nhiên, nước sinh hoạt ở hầu hết khu vực dân cư hiện này đều được xử lý trước khi đem vào sử dụng, nên các chất chính trong nước chủ yếu là canxi và magie.

Theo quan điểm hóa học thì loại nước này còn được gọi là nước cứng. Ngược lại gọi là nước mềm.

Trước hết, bản thân các nguyên tố canxi và magie đều cần thiết cho cơ thể. Nếu việc hấp thụ hai nguyên tố này nằm trong một phạm vi nhất định thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thứ hai, sau khi nước cứng được đun sôi, cặn bẩn kết tủa ở dưới đáy. Điều này cũng cho thấy nước đã sạch hơn nhờ giảm đi các nguyên tố canxi và magie, tức là độ cứng, đây thực sự là một điều tốt.

Cuối cùng, nghiên cứu y học phát hiện rằng tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận ở những người uống nước thông thường và nước máy trong thời gian dài về cơ bản là như nhau, và không có nhiều sự khác biệt.

Tóm lại, dù bạn uống nước gì đi nữa, miễn là đảm bảo uống sôi, thì đều không gây hại cho thận về lâu dài.

Những hành vi thực sự làm tổn thương thận

Với sự thay đổi của lối sống, thận hư dần trở thành hiện tượng phổ biến, nhưng thay vì băn khoăn về chất lượng nước, tốt hơn hết bạn nên tìm ra vấn đề trong thói quen sinh hoạt.

4 hành vi dưới đây là nguyên nhân sâu xa thực sự gây ra tổn thương thận!

1. Uống thuốc tùy tiện

Một số người tự ý mua thuốc và uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Nhưng ít ai biết rằng, việc sử dụng tùy tiện thuốc đông - tây y quá liều hoặc lâu dài có thể gây hại cho thận hoặc gây ra các bệnh về thận.

Trong đó, tây y dùng để chỉ các loại thuốc chống viêm và giảm đau, chẳng hạn như aspirin, paracetamol... và đông y đề cập đến các loại thảo mộc có tác dụng bổ thận.

Những loại thuốc này có thể gây tổn thương thận trong trường hợp nhỏ, cũng có khả năng gây viêm thận, hoại tử cầu thận, thậm chí suy thận trong trường hợp nặng. Do đó, bạn tuyệt đối không được uống thuốc bừa bãi.

2. Vị thức ăn quá đậm

Chế độ ăn càng có hương vị thì càng có nhiều muối, calo. Thực phẩm quá nhiều chất kích thích có thể làm tăng gánh nặng cơ thể, khiến thận phải “làm việc quá sức”, dễ gia tăng các nguy cơ bệnh tật.

Một lượng muối lớn sẽ làm tăng hàm lượng natri trong cơ thể người, mà natri sẽ kích thích mạch máu gây co mạch, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến lưu lượng máu của thận, có thể làm tổn thương thận.

3. Ít uống nước

Người càng ít uống nước thì lượng nước tiểu càng ít. Theo đó, các chất thải, độc tố trong cơ thể khó đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, từ đó tích tụ lại và gây tổn thương cho các cơ quan, mô, trong đó có thận - một cơ quan chuyên xử lý chất thải.

Ngược lại, uống đủ nước có lợi cho sự bài tiết bình thường của nước tiểu và giúp cơ thể thải bỏ chất độc hiệu quả.

4. Nhịn tiểu thường xuyên

Vì bận rộn hoặc lười biếng, nhiều người có thói quen nhịn tiểu và cho rằng điều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nhịn tiểu sẽ gây áp lực và có thể làm hỏng bàng quang. Hơn nữa, nhịn tiểu nhiều có khả năng sinh vi khuẩn, chúng sẽ đến thận thông qua sự trào ngược của nước tiểu, có thể gây viêm bể thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, v.v.

Trong thời gian dài, các đợt tấn công lặp đi lặp lại của vi khuẩn có thể gây tổn thương thận.

Tiểu tiện ngay sau khi uống nước, có phải bệnh thận không?

Tiểu tiện là chức năng sinh lý tự nhiên của con người, tuy nhiên do sự khác biệt của từng cá nhân và chức năng khác nhau nên thời gian tiểu tiện của mỗi người là khác nhau.

Sau khi nước được đưa vào cơ thể, đầu tiên nó sẽ đến ruột non, quá trình này diễn ra trong khoảng 5 phút khi bụng đói.

Lúc này nước sẽ được hấp thụ và đi vào máu, quá trình tuần hoàn máu khắp cơ thể chỉ cần 20 giây để hoàn thành.

Nước cũng được đưa đến các cơ quan và mô, đi qua tĩnh mạch chủ đến tim trong khoảng 10 giây, sau đó đến động mạch thận và cầu thận.

Tại đây, nước sẽ được lọc để tạo thành nước tiểu thô trong 10 giây. Nước tiểu thô được tái hấp thụ và cuối cùng trở thành nước tiểu. Tiếp đó, não bộ sẽ nhận “phản hồi muốn tiểu tiện” khiến người ta có cảm giác buồn tiểu.

Loại trừ các yếu tố khác, toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong 6 phút.

Dưới góc độ cơ chế sinh lý, tiểu tiện sau khi uống nước là điều bình thường, nhưng khi một người bị tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu không dứt điểm trong thời gian dài thì có khả năng liên quan đến các vấn đề chức năng của hệ tiết niệu.

Nếu kèm theo chứng khó tiểu, tiểu máu thì có thể liên quan đến bệnh tật, ví dụ: viêm, sỏi niệu, chấn thương và nhiễm trùng đường tiết niệu, v.v.

Cơ thể hội đủ 3 đặc điểm này chứng tỏ thận còn rất tốt

Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực cộng với những thói quen sinh hoạt không tốt đã làm gia tăng mức độ tổn thương thận ở nhiều người. Thông thường, một quả thận tốt thường có ba đặc điểm:

1. Cơ thể không bị phù nề sau khi ngủ dậy vào buổi sáng

Thận là cơ quan chuyển hóa nước chính trong cơ thể. Khi thận không tốt thì chức năng bị suy yếu, không xử lý nước kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng tích nước.

Đặc biệt khi một người ngủ vào ban đêm, lượng nước tích tụ lại khiến cơ thể xuất hiện trạng thái phù nề, sưng húp mắt vào buổi sáng. Đây cũng là hiện tượng phổ biến nhất.

Nếu loại trừ yếu tố uống nước trước khi đi ngủ và các yếu tố khác, thì sự phù nề có khả năng liên quan đến suy giảm chức năng thận và tổn thương thận, cần hết sức lưu ý.

2. Nước tiểu bình thường

Nghiên cứu cho thấy, trong một ngày, tổng lượng nước tiểu của một người trưởng thành bình thường là 1000 - 2000ml. Nếu dưới 400ml là thiểu niệu, nếu trên 2500ml là đa niệu.

Nhìn chung, màu sắc của nước tiểu bình thường là vàng nhạt hoặc trong.

Nếu là màu nước tương, vàng sậm, nâu, đỏ… chứng tỏ thận đang hoạt động quá tải, thận hư, thậm chí là mắc bệnh thận. Ngoài ra, bọt nước tiểu còn tượng trưng cho thận bị tổn thương nên khi đi tiểu cần chú ý.

3. Tràn đầy năng lượng

Nếu thận bị tổn thương, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Sự tích tụ nhiều chất thải và độc tố cũng gây ra tổn thương khiến cơ thể không đủ năng lượng, uể oải, buồn ngủ và tinh thần kém.

Ngoài ra, thận có liên quan đến chất lượng thính giác, sức sống của tóc, sự thay đổi của huyết áp và thậm chí làm chắc xương.

Theo lý luận của y học cổ truyền, "thận chủ trị xương". Do đó, bạn có thể thấy rằng một quả thận tốt mang lại lợi ích toàn diện cho cơ thể. Sức khỏe của thận tốt có thể giúp con người năng động và tràn đầy năng lượng.

Kết luận:

Nước là nguồn gốc của vạn vật, còn thận là nguồn cung cấp năng lượng cho sự sống, cả hai bổ sung cho nhau.

Trong cuộc sống, bạn không chỉ cần bổ sung nước thường xuyên mà còn phải chú ý cải thiện thói quen sinh hoạt, tránh xa những yếu tố có thể gây tổn thương thận.

Đồng thời nhắc nhở bạn rằng: hãy duy trì việc uống nước đều đặn, đừng đợi đến khi khát mới uống, hãy tập thể dục điều độ những lúc rảnh rỗi và hãy bảo vệ sức khỏe của thận bằng những hành động thiết thực.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Uống nước máy nhiều hại thận? 4 hành vi thực sự gây tổn thương thận