20 bí kíp giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ, đọc để nắm được bí quyết trường thọ của cổ nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những kinh nghiệm dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác, đều là kết quả từ sự tích luỹ trải nghiệm cũng như kiến thức uyên thâm về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ. Cơ thể người ứng với ngũ hành, nó có mối liên hệ mật thiết với sự thay đổi của thời tiết. Do đó, ăn uống thế nào, tập cái gì cho đến ngủ ra sao để tốt nhất cho sức khoẻ đều hết sức khoa học.

Dưới đây là 20 kinh nghiệm truyền đời của cổ nhân giúp giữ gìn sức khoẻ:

  • Ăn cơm có cám, ăn rau phụ trợ.

Các loại ngũ cốc thô và rau rất giàu chất xơ.

Nó có chức năng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và duy trì chức năng bình thường của hệ thần kinh.

Ăn nhiều chất xơ có thể tăng cường sự hấp thụ nước, thúc đẩy nhu động ruột, giúp đại tiện thuận lợi.

Hơn nữa, chất xơ cũng có thể hấp thụ một số chất có hại trong khoang ruột và bài tiết chúng ra khỏi cơ thể.

  • Không ăn cá, tôm ôi thiu.

Cá và tôm dễ hư hơn thịt.

Các chất amoniac được tạo ra sau khi chúng bị ôi thiu, sinh ra mùi hôi.

Lúc này, kể cả khi đun nóng, vẫn không thể loại bỏ các chất độc hại có trong cá và tôm.

Tóm lại, đối với cá và tôm đã bị ôi, bạn không được ăn, coi chừng ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm đến tính mạng.

  • Lạnh không buốt răng, nóng môi không bỏng.

Niêm mạc thực quản mỏng và mềm, dễ bị nhiệt độ và khí lạnh kích thích.

Thức ăn quá lạnh, quá nóng và thô ráp sẽ khiến vết thương bị vỡ, mưng mủ và chảy máu.

Sự tăng sản lặp đi lặp lại của niêm mạc dần dần hình thành các tế bào ung thư, trực tiếp gây ung thư thực quản.

  • Đàn ông không thể tách rời khỏi hẹ (rau cửu thái), và phụ nữ không thể tách rời củ sen.

Theo quan điểm của y học cổ truyền, đàn ông đại diện cho dương và phụ nữ đại diện cho âm.

Đối với nam giới, họ thường dương khí bất túc. Ngược lại, nữ giới phần nhiều là âm huyết bất túc.

Hẹ có công năng ôn bổ thận dương, ôn trung bổ khí, khử mồ hôi và làm se da.

Củ sen có thể khai vị và thanh nhiệt, dưỡng âm và dưỡng da, ngăn ngừa chảy máu trong.

Nam giới nên ăn nhiều rau hẹ, nữ giới nên ăn nhiều củ sen sẽ rất tốt cho sức khỏe.

  • Một nắm rau, một nắm đậu, một quả trứng với một ít thịt và ngũ cốc nguyên hạt là đủ.

“Hoàng Đế Nội Kinh” viết: “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ vật vi ích, ngũ quả vi trợ, ngũ rau vi sung”.

Ngũ cốc nguyên hạt, rau và thịt có thể cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản nhất cho cơ thể.

Ăn một ít trái cây sau bữa ăn sẽ hữu ích hơn trong việc bổ sung vitamin và chất xơ.

  • Thực phục thường ôn, nhất thể giai xuân..

“Hoàng Đế Nội Kinh” nói: "Thương vu thấp giả, hạ tiên thụ chi".

Khi cơ thể bị khí lạnh và tà ẩm xâm nhập, rất dễ làm tổn thương các khớp ở phần dưới cơ thể.

Chúng gây lạnh, tê, đau, thậm chí lở loét, thâm đen, hoại tử chi dưới.

Ví dụ người già thường lạnh chân, sưng chân hoặc mỏi chân…

Cần đặc biệt chú ý đến các khớp để bảo vệ bản thân khỏi gió lạnh. Không nên mặc váy ngắn, quần soóc, để lộ đầu gối hoặc mắt cá chân.

Nếu các khớp cảm thấy lạnh, bạn có thể thêm miếng đệm đầu gối cho mình, hoặc xoa tay vào các khớp để làm ấm chúng.

  • Đầu lạnh chân ấm.

Trung y cho rằng: Đầu là nơi hội tụ của tất cả dương khí, là bộ phận ít sợ lạnh nhất của toàn thân.

Nếu đầu quá nóng, rất dễ phát hoả, chẳng hạn như mắt sưng đỏ, lở miệng lâu ngày, mụn nhọt…

Bàn chân là bộ phận xa tim nhất và có đường lưu thông máu dài nhất.

Nhiệt độ cơ thể bình thường của một người nói chung là 36,5-37°C, trong khi nhiệt độ của đầu ngón chân đôi khi chỉ là 25°C.

Cái lạnh bắt đầu từ bàn chân, vì vậy hãy chú ý giữ ấm nhiều hơn.

  • Cơ thể muốn bình an cần có ba phần chịu đói, chịu lạnh.

Tôn Tư Mạc đã nói trong “Thiên Kim Phương": "Không nên mặc quần áo quá ấm, quần áo ấm sẽ khiến cơ và xương yếu".

Mặc quần áo và mũ, không quá ấm.

Nếu bạn che quá kín sẽ khiến cơ thể bị "hư".

Trạng thái tốt nhất là ấm bảy phần lạnh ba phần, để tăng cường sức đề kháng.

  • Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên ván gỗ.

Những chiếc ghế đá lộ thiên ngoài trời, chúng có vẻ khô cứng trên bề mặt.

Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoát hơi nước, nó sẽ thải hơi ẩm ra bên ngoài.

Nếu ngủ trên đó, nó có thể gây ra bệnh thấp khớp, viêm khớp và các bệnh khác.

  • Mùa xuân không lộ rốn, mùa đông không trùm đầu.

Rốn hay còn gọi là huyệt Thần khuyết, là huyệt trường thọ của cơ thể con người.

Dù thời tiết nóng đến đâu, bạn vẫn nên che rốn khi ngủ để tránh bị cảm cúm.

Trùm kín đầu khi ngủ dễ gây khó thở.

Nồng độ carbon dioxide cao trong chăn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy não, cực kỳ có hại cho trí thông minh.

  • Ban ngày cử động nhiều, ban đêm ít mơ.

Tập thể dục cường độ cao trước khi đi ngủ sẽ kích thích não bộ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, tập yoga, v.v. sau bữa ăn một giờ.

Loại bài tập nhẹ nhàng này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Nghiến răng ban đêm, giun bò trong bụng.

Y học cổ truyền cho rằng khi ngủ thường nghiến răng, bệnh có thể chia thành nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.

Nguyên nhân bên ngoài phần nhiều là cảm mạo phong hàn; còn nguyên nhân bên trong chủ yếu là do tâm vị nhiệt, ăn uống trì trệ, giun đũa.

Bạn có thể uống một số loại thuốc tẩy giun thường xuyên để tránh ký sinh trùng đường ruột.

  • Gối không phù hợp, càng ngủ càng mệt.

Cột sống cổ của con người bị cong, chiều cao của gối nên từ 8-12 cm.

Nếu gối quá thấp sẽ khiến máu dồn lên não quá nhiều, dễ bị sưng phù khi tỉnh dậy.

Nếu gối quá cao, cột sống cổ sẽ mất khả năng nâng đỡ, cổ dễ bị đau nhức khi thức dậy.

  • Ăn no không gội đầu, không tắm khi đói.

Huyết áp của con người thường có sự thay đổi đáng kể trước và sau bữa ăn.

Những người mắc một số bệnh cơ bản như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, v.v. Nếu gội đầu ngay sau khi ăn, huyết áp sẽ dao động lớn, có thể gây ra vấn đề.

Nếu là người có lượng đường trong máu thấp, thể chất yếu, tắm khi bụng đói có thể gây ngất xỉu.

  • Không dội nước lạnh khi có mồ hôi.

Khi đổ mồ hôi, các lỗ chân lông đang mở và mạch máu giãn ra.

Nhưng nếu dội nước lạnh lúc này, các lỗ chân lông sẽ phải đóng lại nhanh chóng, cơ thể không thể thoát nhiệt ra ngoài.

Theo thời gian, sức khoẻ có xu hướng yếu đi.

Do đó, sau khi mồ hôi ra hết và biến mất, hãy rửa sạch bằng nước ấm.

  • Ngâm chân trước khi đi ngủ tốt hơn uống thuốc bổ.

Hoàng đế Càn Long sống rất trường thọ và ông rất chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe bằng cách ngâm chân vào ban đêm.

Thông thường, nước ngâm chân nên giữ ấm ở nhiệt độ khoảng 40°C là tốt nhất.

Thêm Hậu phác (Magnolia officinalis), Phòng phong, Độc hoạt (Angelica biserrata) và các loại thuốc truyền thống khác vào nồi để chống ẩm và lạnh.

Ngâm nước này mỗi tối trước khi đi ngủ có thể làm ấm các kinh mạch, hoạt huyết và xua tan cảm lạnh.

  • Nghe thấy tiếng gà, không nên ngủ nướng.

Cổ nhân nói: “Thường động, tắc gân cốt sơ, khí mạch thư”. Nghĩa là những người thường xuyên vận động, có thể giúp kéo dãn gân cốt, làm thông những chỗ tắc bí, trong khi các kinh mạch vận chuyển khí huyết trong cơ thể cũng tuần hoàn.

Hãy dậy sớm nửa tiếng mỗi ngày và ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành nhất vào buổi sáng.

Duỗi thẳng chân tay và để cơ thể cũng như tinh thần của bạn đạt trạng thái khỏe mạnh nhất.

  • Luyện quyền, múa kiếm, không sợ rét.

Người xưa có câu: “Đông luyện tam cửu, hạ luyện tam phục”. Đây là một câu ngạn ngữ chỉ việc luyện tập chăm chỉ của tiền nhân. Tam cửu và tam phục là thời điểm lạnh nhất và nóng nhất trong một năm.

Chỉ khi tập thể dục đều đặn, họ mới có thể có sức khỏe tốt và ít mắc bệnh.

Trong thời tiết khắc nghiệt, các bài tập tĩnh như thế đứng và thiền định thường là những bài tập chính.

Điều hòa cơ chế khí trong cơ thể, để khí và máu nuôi dưỡng ngũ tạng.

Trong trường hợp thông gió tốt trong nhà, bạn cũng có thể tập Thái cực quyền và đi bộ chậm.

  • Đi những bước dài và những bước nhỏ.

Bài tập tốt nhất trên thế giới là đi bộ nhanh.

Đi bộ nhiều hơn mỗi ngày, để các cơ được vận động liên tục.

Bài tập này cũng cho phép chúng ta vận động nhiều hơn mà không cần quá lưu ý đến địa điểm hoặc thiết bị đặc biệt.

  • Gõ răng, đảo lưỡi, răng chắc và cứng.

Y học cổ truyền cho rằng: “Ngũ tạng sinh ra ngũ dịch, thận sinh ra thoá, lá lách sinh ra nước tiên”.

Thận là gốc của bẩm sinh, tỳ là gốc của tinh, bồi bổ tinh khí của ngũ tạng.

Nước bọt được lá lách và thận chuyển hóa, và nó được gọi là "rượu trường thọ" vào thời cổ đại.

Gõ răng, xoay lưỡi và nuốt chất lỏng cơ thể mỗi ngày có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ.

Theo Song Yun - Aboluowang
Nhật Duy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

20 bí kíp giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ, đọc để nắm được bí quyết trường thọ của cổ nhân