4 loại thực phẩm nên tránh khi vừa khỏi Covid-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyên gia cảnh báo một số thực phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe đối với người vừa khỏi Covid-19.

Có những loại thực phẩm nên tránh tiêu thụ trong giai đoạn cơ thể vừa khỏi bệnh bởi vì các cơ quan chức năng lúc này còn nhạy cảm.

Người mắc Covid-19 (F0) hiện nay có thể khỏi nhanh hơn nhờ vào sức đề kháng và cơ địa của tự thân, cùng với tác dụng của vắc xin mũi 3. Tuy nhiên những triệu chứng hậu Covid-19 vẫn gây ảnh hưởng tới thể trạng và tinh thần người bệnh kéo dài trong thời gian lâu sau khi hết virus.

Để nâng cao sức đề kháng hậu Covid-19 chúng ta cũng có thể lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế tổng hợp từ các chuyên gia, sau đây là những loại thực phẩm cần hạn chế hậu Covid-19 (thông tin mang tính chất tham khảo):

  1. Hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua…
  2. Cà phê, bò húc, trà xanh, trà sữa (các loại thực phẩm chứa nhiều cafein). Những loại đồ uống này có thể làm tăng nhịp tim, tăng biểu hiện hồi hộp, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, mất ngủ…
  3. Đồ uống có ga, đặc biệt là không nên uống trong bữa ăn. Chúng kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng.
  4. Nội tạng động vật, óc - những loại thực phẩm này chứa nhiều cholesterol xấu làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tim mạch.

Người vừa khỏi Covid nên làm gì để cải thiện sức khỏe

Theo các chuyên gia y tế, người đã khỏi bệnh nên thực hiện một số biện pháp (tự làm hoặc có người hỗ trợ) duy trì thời gian ngủ - nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…).

Thực hành thiền định có tác dụng lớn đối với sức khỏe.
Thực hành thiền định có tác dụng lớn đối với sức khỏe. (Ảnh minh họa: Falundafa)

Khi cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hệ thống miễn dịch được hồi phục và phát huy vai trò của nó. Thiền mỗi ngày giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, từ đó giúp chống lại và chữa khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, thực hành thiền định vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể có được nguồn năng lượng tràn đầy cho cả ngày. Khi cơ thể thư giãn, quá trình sản xuất serotonin được tăng cường, thúc đẩy sản xuất hormone hạnh phúc của cơ thể, khiến cơ thể có tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Từ xa xưa, cách đây hàng mấy ngàn năm, con người ta đã thực hành thiền định để mang lại sức khỏe và trí tuệ mà chủ yếu là của các thầy tu và các vị thiền sư.

Trong vài chục năm gần đây, thiền định đã và đang dần được đưa vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe con người chính thức trong hệ thống y tế và trong cuộc sống hằng ngày.

Ngọc Mai

(Tổng hợp)

Khoa học Nhân thể


BÀI CHỌN LỌC

4 loại thực phẩm nên tránh khi vừa khỏi Covid-19