Bị run tay, tim đập nhanh khi đói? Có thể bạn đang mắc bệnh nguy hiểm này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người đều gặp phải tình trạng "tim đập nhanh, tay run khi đói", điều này thực chất là tín hiệu của một số bệnh, nhưng không có nhiều người để ý.

Cụ thể, tình trạng này có thể liên quan đến 3 bệnh sau:

Tại sao một số người bị run tay khi đói?

1. Hạ đường huyết

Khi cảm thấy đói, thường là do cơ thể không đủ năng lượng, lúc này bạn cần bổ sung năng lượng, và tình trạng này thường là do hạ đường huyết.

Bởi vì tất cả các hoạt động của cơ thể đều cần glucose để cung cấp năng lượng, khi đường huyết ở mức thấp, các chức năng của cơ thể sẽ bị kích thích giao cảm và ức chế hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu như yếu tứ chi, mặt trắng bệch, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, tay run; một số người còn bị chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ, ngất xỉu, nghiêm trọng hơn có thể gây rối loạn ý thức, thiếu oxy não, dẫn đến tổn thương não không thể phục hồi, thậm chí tử vong.

Tất nhiên, một người bình thường không dễ xuất hiện tình trạng này, vì khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của họ khá mạnh, trừ khi không ăn trong thời gian dài, mới dẫn đến hạ đường huyết.

Lưu ý rằng tình trạng hạ đường huyết cũng có thể do bệnh tiểu đường, nếu nghiêm trọng vẫn có thể gây tử vong. Bạn có thể cho rằng, bệnh tiểu đường không phải là đường huyết cao sao? Tại sao lại bị hạ đường huyết?

Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường không tốt, không kịp thời chuyển hóa glycogen trong cơ thể hoặc sử dụng đường trong thức ăn.

Khi đói, cơ thể thiếu năng lượng trong thời gian ngắn, rất dễ bị hạ đường huyết, tim đập nhanh, tay run, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu, nếu thời gian ngất xỉu quá 6 giờ thì có thể gây tổn thương não không thể phục hồi, thậm chí dẫn đến tử vong.

Do đó, nếu khi đói bị tim đập nhanh, tay run, đồng thời kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, thì cần lưu ý đến khả năng hạ đường huyết, lúc này chỉ cần ăn kẹo hoặc uống nước đường là có thể cải thiện tình trạng.

Giống như một số bệnh nhân tiểu đường, bác sĩ lâm sàng thường khuyên họ nên mang theo một số kẹo trong túi, đó là để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết của tiểu đường.

2. Cường giáp

Cường giáp là chứng suy giáp, nguyên nhân là do chức năng bài tiết của tuyến giáp trong cơ thể tương đối mạnh khiến hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh… của người bệnh rơi vào trạng thái tăng động, nói một cách đơn giản là quá trình trao đổi chất của người bệnh rất mạnh.

Khi đói, cơ thể giải phóng hormone glucagon để tăng đường huyết, nhưng khi tuyến giáp hoạt động kém, quá trình sản xuất glucagon bị suy giảm, dẫn đến hạ đường huyết, gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, tay run khi đói.

Do đó, nếu một người mắc bệnh cường giáp, khả năng tiêu hóa của họ thường rất mạnh, không chỉ ăn nhiều mà còn tiêu hao nhanh, dễ gây sụt cân, gầy ốm.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khó chịu như tim đập nhanh, tay run, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, mơ nhiều, dễ cáu kỉnh, lo lắng, bồn chồn, đặc biệt là hầu hết bệnh nhân còn có các triệu chứng như cổ to, mắt lồi.

Tất nhiên, không phải tất cả bệnh nhân cường giáp đều có các triệu chứng như cổ to, mắt lồi, một số thậm chí chỉ xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh, tay run.

Do đó, nếu khi đói xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh, tay run, đặc biệt là còn kèm theo sợ nóng, ra nhiều mồ hôi, cổ to, mắt lồi, thì rất có thể là do cường giáp gây ra. Lúc này tốt nhất là nên sớm đến bệnh viện kiểm tra, xem chức năng tuyến giáp có bình thường hay không.

3. Bệnh lý đường tiêu hóa

Trong xã hội hiện đại, do nhịp sống nhanh, nhiều người hình thành thói quen ăn uống không điều độ hoặc ăn uống không lành mạnh, dẫn đến nhiều bệnh lý đường tiêu hóa. Nói một cách dễ hiểu là đã làm hỏng dạ dày của mình, cũng làm cho quá trình tiết axit dạ dày gặp vấn đề, nghiêm trọng thì thậm chí có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, v.v.

Vì vậy, khi cơ thể ở trạng thái đói, một là do thiếu năng lượng, hai là do không kịp ăn, trong khi axit dạ dày vẫn liên tục tiết ra, như vậy ngoài việc xuất hiện các triệu chứng khó chịu như tim đập nhanh, tay run, còn có thể khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích bởi axit dạ dày gây ra các triệu chứng như ợ chua, trào ngược axit, buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị...

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số yếu tố sinh lý cũng có thể gây ra tim đập nhanh, tay run, chẳng hạn như căng thẳng quá mức, kích động quá mức, lo lắng quá mức, sẽ dễ khiến người ta không tự chủ xuất hiện tim đập nhanh, tay run. Tình trạng này chỉ cần thoát khỏi tâm trạng căng thẳng, nghỉ ngơi một lúc, khi tâm trạng bình tĩnh sẽ trở lại bình thường.

Khi đói dễ xuất hiện tim đập nhanh, tay run thì phải làm sao?

Đối với tình trạng tim đập nhanh, tay run khi đói, nhiều người không coi trọng, cho rằng chúng không có gì to tát. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này, nghĩa là nó có thể đang gặp vấn đề sức khỏe, cần được quan tâm.

Trước tiên, cần xem liệu tim đập nhanh, tay run có phải do yếu tố sinh lý gây ra hay không. Nếu lúc đó đang ở trong trạng thái căng thẳng, kích động hoặc lo lắng quá mức, thì chỉ cần thoát khỏi trạng thái căng thẳng, thì tình trạng sẽ được cải thiện, không cần điều trị đặc biệt.

Thứ hai, nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, tay run khi đói, thì nên đến bệnh viện để kiểm tra, xác định nguyên nhân, sau đó mới tiến hành điều trị cụ thể.

Ví dụ, khi bệnh nhân gặp tình trạng này, ăn kẹo có thể cải thiện hiệu quả, nghĩa là hạ đường huyết gây ra, cần khám xem có phải là hạ đường huyết do bệnh tiểu đường hay không.

Nếu ăn kẹo không cải thiện hiệu quả, thì không phải do hạ đường huyết, có thể do cường giáp hoặc bệnh lý đường tiêu hóa gây ra, cần đến bệnh viện để kiểm tra tuyến giáp và chức năng tuyến giáp có bình thường hay không hoặc nội soi dạ dày.

Nếu là do nguyên nhân cường giáp gây ra, cần tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, như vậy mới có thể cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu; nếu là bệnh lý đường tiêu hóa, thì cần điều trị cụ thể đối với bệnh lý đường tiêu hóa, như vậy mới có tác dụng.

Đặc biệt đối với một số bệnh nhân tiểu đường, vì sợ làm tăng lượng đường trong máu, họ thường né tránh các loại thực phẩm giàu carbohydrate, từ đó gây hạ đường huyết. Thực ra, phương pháp này không được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường. Đối với họ, việc kiểm soát lượng đường trong máu là rất quan trọng, không được quá cao cũng không quá thấp, phải nằm trong phạm vi thích hợp.

Theo Song Yun - Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bị run tay, tim đập nhanh khi đói? Có thể bạn đang mắc bệnh nguy hiểm này