Cạo vôi răng có thực sự làm răng trắng hơn? Bác sĩ: Những đối tượng không nên lấy vôi răng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng đối với tất cả mọi người, bởi vì khi có một hàm răng trắng và chắc khỏe, bạn không chỉ cải thiện được vẻ ngoài mà còn tránh được những rắc rối do viêm nướu, sâu răng và các bệnh răng miệng khác.

Tuy nhiên trong cuộc sống, một số người lại không mấy quan tâm đến tình trạng răng miệng của mình, chỉ cần đánh răng và súc miệng bình thường. Như mọi người đều biết, đôi khi vệ sinh đúng cách sẽ vẫn còn một số vi khuẩn trong miệng, lâu dần sẽ làm răng bạn bị tổn thương, đặc biệt là những người hút thuốc lá trong thời gian dài, răng của họ có thể chuyển sang màu vàng ố.

Chính vì những lý do này mà việc làm sạch răng nha khoa đã trở thành xu hướng hiện nay. Vậy cạo vôi răng có thật sự làm răng trắng hơn không? Nếu bạn lấy cao răng quá thường xuyên, liệu sẽ có những ảnh hưởng nào cho sức khỏe không?

Cạo vôi răng có làm trắng răng được không?

Cấu tạo của răng gồm có men răng trong suốt và ngà răng màu vàng, nên ban đầu răng có màu hơi vàng nhưng ở trẻ nhỏ lại có màu trắng sữa, khi lớn lên theo tuổi tác răng sẽ dần chuyển sang màu vàng.

Tuy nhiên, làm trắng răng bằng cách cạo vôi răng hiệu quả là không đáng kể, vì việc lấy cao răng chỉ loại bỏ các vết ố và các mảng bám trên bề mặt ngoài của lớp men răng, chứ không thể loại bỏ được sắc tố nằm sâu trong răng.

Lợi ích của việc làm sạch răng là gì?

  1. Giúp phát hiện các vấn đề về răng miệng

Quá trình làm sạch răng không chỉ loại bỏ cao răng và các chất bẩn khác mà còn phát hiện các vấn đề răng miệng khác như răng bị sâu, răng khôn mọc lệch, để từ đó phát hiện và điều trị sớm.

  1. Ngăn ngừa hôi miệng

Một nguyên nhân quan trọng gây hôi miệng là do thức ăn còn sót lại trong miệng, việc vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể giúp loại bỏ một số cặn tạp chất bám trên răng hoặc vi khuẩn sống trong các kẽ răng, từ đó ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

  1. Ngăn ngừa bệnh nướu răng

Khi răng không được làm sạch trong thời gian dài, mô tủy và mô xương của bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến lung lay răng, thậm chí mất răng, bệnh nha chu có thể được phát hiện sớm khi đi vệ sinh răng miệng và bệnh có thể được đẩy lùi nếu được phát hiện sớm.

Những người không nên đi lấy cao răng

Tuy nhiên, dù việc lấy cao răng có những lợi ích trên nhưng bạn cũng không nên thực hiện quá thường xuyên, ít nhất 6 tháng một lần, điều này không chỉ giúp men răng không bị tổn thương mà còn tránh được việc khoảng cách giữa các răng ngày càng lớn. Ngoài ra, những nhóm người sau đây tốt nhất không nên đi lấy cao răng, nếu không sẽ khiến bệnh phát triển nặng hơn.

  1. Người bị viêm miệng

Khi mô mềm và cứng của khoang miệng bị vi khuẩn xâm nhập, bệnh nhân không nên vệ sinh răng ngay, nếu không tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan nặng hơn theo đường máu, gây hại thêm cho sức khỏe của răng miệng.

  1. Người bị rối loạn đông máu

Đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu và tiểu đường tuýp 3 thì dễ làm tổn thương nướu, máu khó đông, máu chảy không kiểm soát được, thì bạn nên tránh việc đi lấy cao răng. Tất nhiên, nếu mức độ cần thiết phải đi lấy cao răng, thì bạn có thể bôi trước một lượng thuốc đông máu thích hợp để có thể kiểm soát giúp đông máu nhanh trong khi làm sạch răng.

Tóm lại, như chúng ta đã tìm hiểu từ nội dung trên, thì việc lấy cao răng không thực sự làm trắng răng mà chỉ loại bỏ các vết ố trên bề mặt ngoài răng, từ đó giúp hiện rõ màu sắc thật của răng.

Tuy việc cạo vôi răng không thể làm trắng răng nhưng việc vệ sinh răng định kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích cho khoang miệng như ngăn ngừa hôi miệng và các bệnh về nướu như đã nêu ở trên.

Cuối cùng, những người đã lấy vôi răng được khuyến cáo là cần tránh ăn quá nhiều đồ ăn lạnh hoặc cay nóng trong vòng một tuần để không gây kích ứng và nhanh đổi màu răng.

Theo Song Vân - Aboluowang - Nguồn: Bác sĩ Hồ Khản

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cạo vôi răng có thực sự làm răng trắng hơn? Bác sĩ: Những đối tượng không nên lấy vôi răng