Chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con: Những bí mật thú vị

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mỗi khi nhắc tới loài chim cánh cụt, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sự đáng yêu, dễ thương cùng với nơi sống là những vùng lạnh giá trên thế giới. Bạn có từng thắc mắc chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con, chim cánh cụt có bay được không… Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về loài chim cánh cụt qua bài viết sau đây nhé!

1. Giới thiệu về loài chim cánh cụt

Chim cánh cụt tiếng Anh là gì?

Loài chim cánh cụt thuộc bộ Sphenisciformes và họ Spheniscidae; có tên tiếng Anh là Penguin.

1.1. Chim cánh cụt có bao nhiêu loài và nơi sống?

Số lượng loài chim cánh cụt trên thế giới vẫn chưa được xác định chính xác và vẫn đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi giữa các nhà động vật học. Nhiều người cho rằng hiện nay, loài chim cánh cụt có khoảng từ 16 - 19 loài.

Có một số phân loài gây nên những ý kiến chưa đồng nhất như: loài chim cánh cụt chân chèo trắng được cho là một loài chim lặn riêng, mặc dù hiện nay chúng được xếp vào phân loài của chim cánh cụt nhỏ; hay loài chim cánh cụt Macaroni được xếp là một trong sáu loài chim cánh cụt có mào có quan hệ họ hàng gần với loài chim cánh cụt hoàng gia đến mức một số người đã xếp hai loài này là cùng một phân loài.

Đa số loài chim cánh cụt sinh sống ở Nam bán cầu; một số loài được tìm thấy ở các vùng có khí hậu lạnh như châu Nam Cực. Có 3 loài chim cánh cụt được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới. Một số loài sống ở khu vực phía Bắc tới quần đảo Galapagos và có khi chúng còn vượt qua cả xích đạo để đi kiếm ăn.

1.2. Ngoại hình của loài chim cánh cụt

Chim cánh cụt có thân hình khá to với chiếc lưng hơi cong và phần bụng thường xệ xuống.

Khi trưởng thành, tùy từng loài mà chim cánh cụt có chiều cao trung bình khoảng từ 40 - 110 cm và nặng khoảng từ 1 - 35 kg. Phần đầu của chim cánh cụt thường nhỏ, thuôn dài; chiếc mỏ cứng và rất nhọn.

Trong các loài chim cánh cụt, loài có kích thước lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế. Khi trưởng thành, chúng có chiều cao trung bình khoảng 1,1 m và nặng khoảng 35 kg. Loài nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ với chiều cao chỉ cao khoảng 40 cm và nặng khoảng 1 kg.

2. Bạn có biết chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con?

Chim cánh cụt là loài đẻ trứng. Thời điểm sinh sản của loài chim này không cố định. Chúng có thể đẻ trứng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thời gian sinh sản đông đảo nhất của loài chim này diễn ra vào khoảng thời gian tháng 4 - 6 và tháng 8 - 12 Dương lịch. Đây được xem là khoảng thời gian mà số lượng chim cánh cụt con ra đời nhiều nhất trong năm.

Một con chim cánh cụt cái có thể đẻ khoảng 2 quả trứng vào mỗi lần sinh sản. Trứng sẽ được chim cánh cụt bố mẹ ấp trong khoảng 6 tuần và nở thành chim non. Chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc; bảo vệ và nuôi dưỡng trong thời gian khoảng 13 tháng. Khi trưởng thành, chim cánh cụt con sẽ sống chung với bầy đàn của chim bố mẹ.

3. Chim cánh cụt có biết bơi không?

Chim cánh cụt là một trong những loài chim có khả năng sống dưới nước rất tốt.

Ở dưới vai, loài chim cánh cụt cũng có một đôi cánh tuy nhiên đôi cánh này đã trở thành chân chèo như vây của cá heo. Chân của chim cánh cụt cũng có màng giống như chân vịt. Đôi chân này giúp chúng bơi lội nhanh chóng hơn ở dưới nước.

Chim cánh cụt biết bơi không
Chim cánh cụt bơi lội rất giỏi. (Ảnh: Pixabay)

Bộ lông mượt của chim cánh cụt giúp chúng có thêm một lớp không khí tạo thêm sức nổi khi ở trong nước. Bộ lông này cũng giúp chúng có khả năng chịu lạnh tốt hơn. Chim cánh cụt sử dụng đuôi và cánh để duy trì sự cân bằng khi chúng đứng thẳng trên mặt đất.

Hầu hết các loài chim cánh cụt có màu trắng ở phần bụng và màu sẫm ở trên lưng. Đây là màu sắc giúp chim cánh cụt có thể ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù của mình. Màu trắng ở phần bụng của chim cánh cụt khiến những kẻ thù của chúng ở dưới nước khó có thể phân biệt được màu trắng của bụng với màu trắng từ nước và của những tảng băng. Phần lông màu sẫm ở trên lưng giúp chúng tránh được những kẻ thù từ không trung.

Chim cánh cụt có thể bơi trong môi trường nước với vận tốc 12 km/h; và có thể còn lên tới 25 - 27 km/h. Tuy nhiên, chim cánh cụt không thể lặn lâu được. Chúng chỉ lặn dưới nước được khoảng từ 1 - 2 phút để tìm kiếm thức ăn. Chim cánh cụt hoàng đế có kỷ lục lặn lâu nhất khi lặn sâu hơn 555 m trong thời gian 20 phút.

4. Chim cánh cụt biết bay không?

Chim cánh cụt là loài chim có thể thích nghi được cả với môi trường dưới nước và trên mặt đất. Chân của loài chim này có màng như chân vịt; và đôi cánh trở thành hai vây giống như vây của cá heo, đóng vai trò như một mái chèo khi ở trong nước.

Với những đặc điểm này, cùng với thân hình to béo và nhiều mỡ, loài chim cánh cụt không thể bay được. Thay vào đó, chúng có khả năng bơi rất nhanh và chịu lạnh rất tốt.

5. Loài chim cánh cụt ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của chim cánh cụt là các loài nhuyễn thể; tôm; cá; mực; và các loài sinh vật biển khác mà chúng có thể bắt được khi tìm kiếm dưới nước. Chúng dành một nửa thời gian của mình ở trên cạn; và một nửa thời gian để bơi lội, tìm kiếm thức ăn.

Chim cánh cụt có tuổi thọ cao với thời gian sống trung bình khoảng 20 năm. Trong điều kiện thuận lợi; nếu thức ăn đầy đủ và không bị tấn công bởi kẻ thù; chim cánh cụt có thể sống tới 50 năm.

6. Chim cánh cụt có lông không?

Chim cánh cụt có lông. Bộ lông của chúng bao phủ một lớp rất dày khắp cơ thể. Chim cánh cụt còn có một lớp mỡ dày nữa ở dưới da giúp chúng có thể chịu lạnh rất tốt trong môi trường sống lạnh giá ở Nam Cực.

Như vậy là bạn đã biết chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con; chim cánh cụt có bay được không… Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống và đặc điểm của loài chim đáng yêu này.

Hoàng Quân

Có thể bạn quan tâm:



BÀI CHỌN LỌC

Chim cánh cụt đẻ trứng hay đẻ con: Những bí mật thú vị