3 dấu hiệu cho thấy gia đình đang bước tới suy bại 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một gia đình có hạnh phúc hay không thường sẽ quyết định hạnh phúc, và vận mệnh của nhiều thế hệ. Một người xuất thân từ một gia đình hạnh phúc thường tích cực và tràn đầy hy vọng, trong khi một người xuất thân từ gia đình bất hạnh thường thu mình và cực đoan, hoặc thường gặp những sang chấn tâm lý khác nhau.

Vì vậy, từ xa xưa, người xưa đã rất coi trọng truyền thống gia đình, bởi vì sự giáo dục của một gia đình đối với các thế hệ tương lai thường quyết định việc tương lai gia đình đó có thể tiếp tục tốt đẹp hơn hay không.

3 dấu hiệu cho thấy một gia đình đang xuống dốc, nếu có 1 trong 3 dấu hiệu cũng là điều không tốt!

1. Không dậy sớm

Người xưa cho rằng, con cháu thức dậy lúc mấy giờ thường đại diện cho trạng thái tinh thần của một gia đình. Nếu ngủ cho đến lúc mặt trời đã lên cao rồi mới dậy, điều này có nghĩa là gia tộc này sẽ dần dần lười nhác và sa sút.

Người xưa nói: ‘Kế hoặch một ngày ở buổi sáng, kế hoạch một năm nằm mùa xuân’.

Buổi sáng là thời điểm quan trọng nhất trong ngày, cũng giống như tầm quan trọng của mùa xuân trong năm. Sau một đêm nghỉ ngơi, buổi sáng là lúc trạng thái tinh thần của con người dồi dào nhất, lúc này là thời điểm tốt nhất để học tập, nếu con cháu trong gia đình thường xuyên ngủ muộn, không thức dậy sớm thì có nghĩa là gia đình này đang ở trong tình trạng lười biếng, buông thả.

Mặc dù nhiều người vì lý do công việc mà đi ngủ muộn và dậy muộn, nhưng trạng thái cuộc sống có chế độ sinh hoạt đảo lộn ngày đêm như vậy cũng sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe cá nhân không tốt, thậm chí gia đình không hạnh phúc. Vì vậy, đi ngủ sớm và dậy sớm là rất quan trọng.

2. Không lao động

Trong "Phương châm gia trị của Chu Bá Lư" có đoạn: "Bình minh trở dậy, quét dọn sân nhà, trong ngoài cần sạch gọn".

Quét sân không đơn giản chỉ là việc dọn dẹp nhà cửa đơn thuần, mà còn thể hiện một người, hay một gia đình có thói quen chăm chỉ hay không.

Ngày nay, hầu hết các gia đình đều có con cháu không biết làm việc nhà, không có thói quen siêng năng, chăm chỉ làm việc nhà. Điều này đã dẫn đến việc nhiều đứa trẻ khi lớn lên không thể tự chăm sóc bản thân, thậm chí còn xuất hiện tình trạng khi con cái vào đại học, bố mẹ đi theo để chăm sóc, cứ như một trò hề vậy. Thử hỏi một người nếu không tự chăm sóc được bản thân, thì làm sao có thể mong đợi anh ta là người có tài, có đức.

Ngay cả khi một người không thường xuyên làm việc nhà, cũng cần hình thành thói quen chăm chỉ lao động. Thỉnh thoảng, cần biết giúp đỡ người khác và tự làm một số việc vặt. Đừng để mọi việc cho người khác phải quyết định hết. Làm cha mẹ, cũng không thể quá nuông chiều, nếu không sẽ làm hỏng đứa trẻ. Đứa trẻ đến một lúc nào đó rồi cũng phải tự lập, nếu không, đến lúc hối tiếc thì đã quá muộn.

3. Không đọc sách

‘Người không học, không biết lễ nghĩa, không hiểu đạo lý’. Nhiều người có sự hiểu lầm rất lớn về các tác phẩm giáo dục kinh điển truyền thống của người xưa, nghĩ rằng toàn là rác rưởi và phong kiến. Lời của Thánh nhân, mục đích của giáo dục kinh điển là dạy con người biết lễ nghĩa, hiểu đạo lý, thậm chí là tích lũy trí tuệ nhân sinh ….

‘Muốn biết chuyện thiên hạ, phải đọc sách người xưa.’ Trí tuệ do tổ tiên chúng ta tích lũy qua hàng nghìn năm, làm sao có thể vứt bỏ được, lấy điều cũ để làm gương; vết xe trước đổ, xe sau lấy đó làm làm bài học kinh nghiệm.

Phần lớn trong cuộc sống, sở dĩ có quá nhiều phiền não là do đọc sách quá ít, khi gặp sự việc, vấn đề thì không có trí tuệ để giải quyết, chỉ biết suy nghĩ lung tung, suy nghĩ tiêu cực. Lại không biết đọc sách, không biết học tập thì tự nhiên sẽ dần dần lụn bại.

Đức Nhã
Theo Wendy – The Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

3 dấu hiệu cho thấy gia đình đang bước tới suy bại