Bạn có nghe về cá mắt thùng chưa? Một chú cá mắt xanh phát sáng trong suốt cực hiếm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, có một sinh vật biển cực hiếm thích nghi tốt với bóng tối đã xuất hiện trở lại. Ở vùng biển sâu khoảng 183 đến 243 m, nơi mà ánh sáng mặt trời rất yếu và gần như tối đen như mực, nhưng có một loài cá với những đặc điểm khác thường rất phù hợp với môi trường khắc nghiệt này.

Một số loài thuộc họ cá Opisthoproctidae được mệnh danh là "cá mắt thùng", vì đôi mắt dài hình ống cho phép chúng kiếm sống trong "vùng chạng vạng" của đại dương.

Trong một lần gần đây khi nhìn thấy loài cá quý hiếm này vào tháng 12 năm ngoái đã khiến các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) rất kinh ngạc. Các nhà nghiên cứu đã chú thích trên kênh YouTube của MBARI khi họ đăng cảnh quay về cuộc gặp gỡ này rằng: "Tôi đã bám theo một chú cá mắt thùng, một loại cá lạ từ biển sâu!"

Cá mắt thùng không phải là một loài cá lớn, nó chỉ dài 15 cm, vảy và vây đen lớn của nó cũng không khác thường. Sự kỳ lạ của loài cá này nằm ở chiếc đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu.

Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)

Hai hốc nhỏ ngay phía trên miệng con cá đáng lẽ là mắt của nó nhưng thực ra không phải là mắt, mà là "lỗ mũi", được kết nối với các cơ quan khứu giác.

Hai quả cầu lớn, phát sáng màu xanh lục bên trong trán trong suốt, chứa đầy chất lỏng của con cá là đôi mắt thật của nó, nhìn thẳng lên trên trán thì giống như một phi công đang nhìn ra ngoài cửa sổ của máy bay chiến đấu.

Các nhà nghiên cứu tin rằng màu xanh lá cây phát sáng này lọc bớt ánh sáng mặt trời có thể làm con mồi khó phát hiện ra nó, cá mắt thùng ăn sứa phát quang và động vật giáp xác nhỏ bị bắt trong các xúc tu của chúng.

Trước khi một robot dưới nước (ROV) nhìn thấy con cá này vào năm 2009, đặc điểm trán trong suốt của nó đã bị loại trừ trong các hình minh họa, vì các mẫu vật trước đây được đánh bắt đều bị hư hỏng và thiếu bộ phận này. Tính đến năm 2021, nó chỉ được ROVs quan sát thấy 9 lần.

Một robot dưới nước -ROV. (Ảnh: wikimedia)
Một robot dưới nước -ROV. (Ảnh: wikimedia)

Các nhà khoa học từ MBARI cũng đã bắt được một con và đưa nó lên mặt nước, họ khám phá bí ẩn về đôi mắt hướng lên của chúng, nó có thể săn mồi và kiếm ăn mà không cần nhìn về phía trước.

Các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng mắt của nó cố định ở vị trí hướng lên trên, nhưng việc bắt mồi của cá mắt thùng được robot ROV chỉ ra rằng: khi nó phát hiện ra con mồi và bơi đến để tiêu diệt, đôi mắt ống của nó sẽ nghiêng về phía trước tập trung vào con mồi.

Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)
Một con cá mắt thùng được MBARI quan sát thấy trong chuyến lặn với tàu nghiên cứu R/V Rachel Carson ngày 1/12/2021. (Ảnh: © 2021 MBARI)

Năm 2009, hai nhà nghiên cứu của MBARI là ông Bruce Robison và ông Kim Reisenbichler, đã đưa ra giả thuyết về phương thức hoạt động của cư dân biển sâu này như sau: Hầu hết thời gian, nó sử dụng các vây lớn để làm bộ ổn định trong nước (tương tự như ROV) khi chúng nhìn lên phía trên để tìm con mồi, chẳng hạn như các loại sứa phát quang có thể dài tới hơn 10m được gọi là siphonophore (thủy tức), nó kéo theo một tấm "lưới" bao gồm hàng nghìn xúc tu dài và gây nhức nhối cho con mồi. Thao tác một cách cẩn thận, cá mắt thùng sẽ loại bỏ những con giáp xác chân chèo và những động vật nhỏ khác bị bắt bởi những loại sứa này.

(Siphonophorae hay bộ Thủy tức ống là một bộ bao gồm những sinh vật sống ở biển trông giống như sứa, thuộc lớp thủy tức của phân ngành sứa trong ngành thích ty bào Cnidaria.)

Lần nhìn thấy chú cá này mới nhất là vào ngày 1/12/2021, khi nhà thủy sinh Tommy Knowles và một nhóm trên tàu nghiên cứu MBARI Rachel Carson triển khai robot ROV để thu thập những con sứa cho triển lãm mùa xuân “Into the Deep” sắp tới của thủy cung. Các nhà nghiên cứu đã viết trên trang YouTube của MBARI về việc chứng kiến ​​cảnh tượng này: “Nhóm nghiên cứu đã dừng lại và rất ngạc nhiên trước khi nó bơi đi.”

Mặc dù chúng ta có rất nhiều điều để tìm hiểu về sinh vật bơi ở vùng biển sâu kỳ lạ này, nhưng những tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo robot dưới nước điều khiển từ xa cho phép chúng ta khám phá một số bí ẩn và hiểu được cách thích nghi sinh tồn trong bóng tối của chúng.

Thiên Hòa

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bạn có nghe về cá mắt thùng chưa? Một chú cá mắt xanh phát sáng trong suốt cực hiếm