Ma quỷ tháng 7: Những người áo trắng trấn áp người Hồng Kông năm 2019 tái hiện đánh người gửi tiền ở Hà Nam

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cư dân mạng Trung Quốc và Hồng Kông cho rằng, vụ những người áo trắng tấn công những người khiếu nại ở Trịnh Châu, Hà Nam ngày 10/7/2022 rất giống với vụ 21/7/2019 ở Yuen Long, Hồng Kông.

Ngày 11 tháng 7, các bức ảnh và bài báo về "những người áo trắng bao vây tấn công dân oan" xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo Hồng Kông. Các diễn đàn và mạng xã hội cũng lan truyền các video một số lượng lớn người áo trắng tấn công dân chúng, bạo lực đấm đá, cũng như hình ảnh các nạn nhân với đầu đầy máu.

Thời gian và địa điểm xảy ra vụ việc là thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vào ngày 10 tháng 7, nhưng người dân Hồng Kông dường như đã quen thuộc với nó, và trí nhớ của họ chắc chắn được kéo về tháng 7 ba năm trước.

Vào giữa đêm ngày 21 tháng 7 năm 2019, những người Hồng Kông sau khi tuần hành phản đối luật dẫn độ, lên tàu điện trở về đến Yuen Long. Rất nhiều tay xã hội đen mặc đồ trắng, cầm gậy gỗ, roi mây, ống thép... lao về phía họ và đánh đập loạn xạ, kể cả phụ nữ mang thai và nữ phóng viên cũng không được tha. Những người áo trắng cũng xông vào sân ga và toa tàu, đánh đập hành khách một cách bừa bãi.

Tiếng la hét vang vọng khắp nhà ga, những người bị thương nằm trên mặt đất, đầu bê bết máu. Hai cảnh sát Hồng Kông mặc quân phục đến hiện trường, quay đầu bỏ đi. 39 phút sau, cảnh sát chống bạo động mới đến hiện trường, và không bắt bất kỳ một người áo trắng nào.

File:Yuen Long Station White Tee people attack citizen in platform 20190721.png
(Những người áo trắng tấn công người Hồng Kông ngày 21/7/2019 - phạm vi công cộng)

Vụ những người áo trắng đánh người ở Trịnh Châu, người Hồng Kông thấy có vẻ quen thuộc

Sự kinh hoàng, bàng hoàng và bất lực của đêm 21/7/2019 ở Yuen Long vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của người Hồng Kông. Chính vì vậy, 3 năm sau, khi nhìn thấy vụ việc ở Trịnh Châu vào tháng 7 năm sau, cư dân mạng Hồng Kông đã thốt lên:

“Tôi đã từng thấy rồi!”;

“Những người áo trắng đánh người ngày 10/7 ở Trịnh Châu, Hà Nam, khiến người ta nghĩ đến những người áo trắng đánh người ngày 21/7 ở Yuen Long, Hồng Kông!";

"Tháng 7 năm 2019, xảy ra cuộc tấn công khủng bố của những người áo trắng ở Yue Yuen Long, và tháng 7 năm 2022, xảy ra cuộc tấn công khủng bố của những người áo trắng ở Hà Nam"

Có người còn nói: "Những người áo trắng ở Yuen Long cũng đến Hà Nam để giúp cảnh sát ngăn chặn bạo lực và hỗn loạn"?

Nguồn gốc của vụ việc ngày 10/7 ở Trịnh Châu là nhiều ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam không rút được tiền, ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người gửi tiền với số tiền gần 40 tỷ nhân dân tệ (gần 140 nghìn tỷ VND). 3.000 người gửi tiền ngân hàng từ khắp nơi trên toàn quốc đổ xô đến Trịnh Châu để bảo vệ quyền lợi của mình.

Bên ngoài chi nhánh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Trịnh Châu, họ chăng những biểu ngữ:

"Phản đối sự tùy tiện của quyền lực, phản đối chính quyền tỉnh Hà Nam kết hợp với xã hội đen đánh đập bạo lực người gửi tiền";

"Tự do, bình đẳng và công lý";

"Chống lại việc cảnh sát Hà Nam đối xử bạo lực với những người gửi tiền, phản đối đàn áp, yêu cầu nhân quyền và pháp quyền";

Những người khác hô vang khẩu hiệu: "Cảnh sát nhân dân, xã hội đen ĐCSTQ".

Những người gửi tiền bảo vệ quyền lợi của mình sau đó đã bị rất đông cảnh sát và những người áo trắng bao vây, thậm chí những người áo trắng còn lao vào người biểu tình và tấn công, khiến nhiều người đổ máu và bị thương. Đoạn video cho thấy, một số người đàn ông áo trắng đánh người gửi tiền, và một số phụ nữ bị kéo hai chân, từ ​​cầu thang ngã đầu đập xuống đất. Có thông tin cho rằng, một người đàn ông ngồi trên xe lăn đã bị tấn công, bị thương và bất tỉnh, một số người bị cưỡng bức kéo lên xe buýt.

【翻墙必看】储户清晨抗议 中共大规模抓人
(Ảnh chụp màn hình: người khiếu nại chăng biểu ngữ và bị những người áo trắng tấn công ngày 10/7 ở Trịnh Châu, Hà Nam)

Vụ việc đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong người dân Trung Quốc. "Hàng nghìn người gửi tiền bị bao vây ở Ngân hàng Nhân dân Hà Nam" là lượt tìm kiếm nóng của Weibo. Cư dân mạng phẫn nộ, tố cáo đánh đập dân oan là hành động của xã hội đen và kẻ cướp, nhưng chủ đề này nhanh chóng bị quản trị mạng xóa.

Xã hội đen lớn nhất thế giới - Ai đã tung hô nó?

Lại vào tháng 7, lại gặp lại những "người áo trắng" như ác ma, cư dân mạng Trung Quốc cũng liên tưởng đến Hồng Kông. Một bài đăng trên Weibo viết: Hà Nam ngày nay giống hệt Hồng Kông. Một số người nói giận dữ: "Tại sao họ (những người áo trắng) lại đánh người gửi tiền! Tại sao cảnh sát lại thờ ơ?"

Những người khác nói: "Nếu bạn nói rằng zf (chính phủ) không liên quan đến việc này thì ai mà tin được".

Một số cư dân mạng còn viết:

"Tôi đã thể nghiệm được cách đối xử ở Hồng Kông lúc đó";

"Hóa ra zf (chính phủ) là xã hội đen lớn nhất";

"hsh (xã hội đen) lớn nhất thế giới".

Cũng có "tiểu phấn hồng" ban đầu ủng hộ việc Hồng Kông trấn áp sinh viên, đã viết suy nghĩ lại của chính mình:

"Hà Nam. Tôi đã cười nhạo cảnh sát Mỹ, và ủng hộ đã cảnh sát Hồng Kông. Khi đến lượt quê nhà tôi, tôi mới nhận ra rằng, chỉ là nắm đấm sắt chưa giáng lên thân tôi mà thôi.

Về sự kiện sinh viên Hồng Kông năm 2019, tôi không nói gì, tôi chỉ nghĩ họ bị thế lực nước ngoài lợi dụng.

Năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát và phong tỏa thành phố, việc mua thực phẩm rất khó khăn, tôi không nói gì, chỉ cho là các nơi đều có vấn đề, sự việc đột xuất mà, loạn chút rồi qua đi thôi.

Năm 2022, Thượng Hải phong tỏa thành phố, tôi không nói gì, nơi đông người (như Thượng Hải) thì khó quản lý tốt được, nhưng khi thấy những người tích trữ đồ dùng rồi bán lại giá cao, thì rất khó chịu.

Hà Lan (Hà Nam), các ngân hàng, vâng, ban đầu khi xảy ra vụ “nguyên du bảo” (vụ thua lỗ ngân hàng khiến trên 60.000 khách hàng tổn thất 4.2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 nghìn tỷ VND)), tôi còn cho rằng, đó là sai lầm cá nhân của các nhân viên. Giờ đây xem ra, có vẻ như là (lỗi) toàn bộ hệ thống rồi!"

Phó Chính Hàn, một người làm truyền thông ở nước ngoài, viết: "Mặc dù tôi rất thông cảm với 3.000 người biểu tình này, nhưng thử hỏi bao nhiêu người trong số này, năm xưa đã ủng hộ việc đàn áp bạo lực đối với người biểu tình Hồng Kông? Bao nhiêu người đã vỗ tay hoan hô những người áo trắng bí ẩn ở Yuen Long? Chỉ có thể nói là Đạo Trời luân hồi, Trời sẽ tha cho ai? Trước bàn tay sắt của chủ nghĩa xã hội, mọi người đều bình đẳng".

Cả nước từ trên xuống dưới, ĐCSTQ và xã hội đen cùng một nhà

Cách đây đúng một tháng, Đường Sơn đã xảy ra vụ việc xã hội đen đánh đập phụ nữ một cách bạo lực khiến cả nước lo ngại, sau khi sự việc xảy ra, quan chức đã mở cuộc điều tra ‘quét sạch xã hội đen’, đã phá bỏ nhà hàng thịt nướng để che đậy sự xấu xa. Tuy nhiên, một số cư dân mạng Trung Quốc lại mỉa mai rằng: "Gã phóng viên cỏn con ở Đường Sơn kia có xứng sánh với xã hội đen chuyên nghiệp ở Hà Nam không?"

唐山女遭圍毆是冰山一角 外媒質問根源
Vụ các cô gái bị xã hội đen đánh ở một quán ăn ở Đường Sơn. (Ảnh chụp từ video)

ĐCSTQ dựng cơ đồ bắt đầu từ lưu manh, cảnh sát và xã hội đen liên kết với nhau. Các quan chức sử dụng xã hội đen như một công cụ để duy trì sự ổn định. Sự tàn bạo của “cảnh sát xã hội đen” thậm chí còn hơn cả băng đảng xã hội đen.

Khi bình luận về vụ việc Đường Sơn gần đây, nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Ngụy Kinh Sinh cho rằng: "Trên thực tế, xã hội đen luôn câu kết với quan chức ĐCSTQ. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền thực hiện “chủ nghĩa tư bản”, thực tế là đã khôi phục lại xã hội đen, xã hội đen và quan chức câu kết với nhau, toàn quốc đều là như thế”.

ĐCSTQ và xã hội đen cùng một nhà, thậm chí đã không e dè lẩn tránh sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ngày 3 tháng 10 năm 2014, xảy ra vụ “Đêm tối Mong Kok” trong Phong trào Ô dù ở Hồng Kông, một số lượng lớn các phần tử xã hội đen đã thế chân cảnh sát để “thực thi pháp luật” tại các khu vực chiếm đóng Mong Kok và Causeway Bay, công nhiên bao vây đánh đập người biểu tình ôn hòa.

Trong cả đêm đó, cảnh sát như là tàng hình, cảnh tượng "cảnh sát và xã hội đen phối hợp" đàn áp biểu tình khiến người dân Hồng Kông bàng hoàng.

Sự kiện "Đêm đen ở Yuen Long" ngày 21/7/2019, thậm chí còn được tiết lộ là do Văn phòng Liên lạc của Chính phủ Nhân dân Trung ương trực tiếp lên kế hoạch. Reuters tiết lộ rằng, một tuần trước khi vụ việc xảy ra, Lý Kế Di, người đứng đầu Bộ phận Công tác Lãnh thổ Mới của Văn phòng Liên lạc, đã ban hành "lệnh điều động" tại buổi lễ nhậm chức Ủy ban Nông thôn Thị trấn Shiba, yêu cầu dân làng Vùng lãnh thổ mới "yêu đất nước và yêu Hồng Kông" để “bảo vệ Yuen Long, xua đuổi những nhà hoạt động chống chính phủ".

Một ngày trước sự kiện ngày 21/7, một đại diện của ĐCSTQ đã công khai tổ chức cuộc biểu tình "Bảo vệ Hồng Kông", kêu gọi ‘tay sai’ dùng gậy và mua ống thép đánh người.

"Mã y tế đỏ" duy trì ổn định ở Trịnh Châu sẽ sớm đến Hồng Kông?

Tháng 7 ma quái vừa mới bắt đầu. "Những người áo trắng" ở Yuen Long, Hồng Kông cách đây 3 năm, giờ đã đến Trịnh Châu, Hà Nam, trong khi "mã y tế" đỏ từ Trịnh Châu, Hà Nam cũng đã đến cửa ngõ Hồng Kông.

Sau khi xảy ra vụ “đổ vỡ” của 4 ngân hàng thôn trấn ở Hà Nam, những người gửi tiền không rút được tiền đã đến Trịnh Châu tìm cách đòi tiền, không ngờ “mã y tế” bỗng đỏ bừng, nên bị bao vây, cô lập, và không di chuyển được. Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của quốc tế và được báo chí nước ngoài mô tả. Đây là "trường hợp rõ ràng đầu tiên về hệ thống mã y tế được sử dụng để kiểm soát chính trị không thuộc COVID-19".

Vào ngày 10 tháng 7, ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố bởi những người áo trắng ở Trịnh Châu, Lư Sùng Mạo, giám đốc cơ quan y tế và sức khỏe của chính phủ mới của Trưởng đặc khu Hồng Kông Lý Gia Siêu, nói rằng ông sẽ thêm đăng ký tên thật vào “An tâm xuất hành", một ứng dụng di động phòng chống dịch bệnh ở Hồng Kông, càng sớm càng tốt, và sau đó thực hiện mã y tế "đỏ, vàng, xanh" tương tự Trung Quốc, hạn chế những người "có nguy cơ cao" vào một số cơ sở nhất định.

Ông Lư cũng sử dụng lá cờ "tự do", tuyên bố rằng "nếu những người nhiễm bệnh có thể di chuyển tự do, quyền tự do của những người chưa nhiễm bệnh sẽ bị hạn chế".

Những người Hồng Kông đã chứng kiến ​​những gì đã xảy ra với những người gửi tiền ở các ngân hàng Hà Nam, đã đặt câu hỏi mạnh mẽ rằng, chính quyền lấy cớ phòng chống dịch bệnh để áp dụng hệ thống kiểm soát xã hội của ĐCSTQ nhằm “duy trì sự ổn định”. Khi đó, ĐCSTQ có thể “biến” những người mà họ không vừa mắt thành “ngồi tù biến tướng”, và thậm chí ngăn cản người Hồng Kông rút tiền ‘ác ý’, xuất cảnh ‘ác ý’.

Một số người ở Hồng Kông than thở rằng, trong tương lai, Hồng Kông sẽ chỉ đẩy nhanh tiến độ hội nhập hoàn toàn với “một quốc gia, một chế độ” của ĐCSTQ. Những ai có thể trốn thoát hãy di cư và rút vốn càng sớm càng tốt. Những người không thể trốn thoát được, thì chỉ có thể “chung vận mệnh” với dân oan ở Trung Quốc. Nếu còn 1 ngày ĐCSTQ không sụp đổ, thì nỗi thống khổ của người dân Trung Quốc sao có thể chấm dứt được?

Đại Minh
Theo Lý Gia Hoằng - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Ma quỷ tháng 7: Những người áo trắng trấn áp người Hồng Kông năm 2019 tái hiện đánh người gửi tiền ở Hà Nam