Mùa lễ hội cuối năm 2024 ở Việt Nam & thế giới: Ngày lễ nào quan trọng nhất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời điểm cuối năm thường diễn ra các lễ hội lớn được gọi là mùa lễ hội cuối năm. Vậy Mùa lễ hội cuối năm 2021 có gì, có bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 không?

Mùa lễ hội cuối năm là gì?

Mùa lễ hội cuối năm hay còn gọi mùa lễ hội tháng 12 (tiếng Anh là December Global Holidays) được bắt đầu từ 01/12 trên toàn thế giới. Đây là tháng cuối cùng của năm và cũng là thời điểm có nhiều các nghi lễ nhất trong năm.

Mùa lễ hội cuối năm đã trở thành truyền thống lâu đời với các nước trên thế giới, và cũng phổ biến ở Việt Nam.

Thậm chí Google cũng cập nhật giao diện để chào mừng tháng của lễ hội December Global Holidays.

Mùa lễ hội cuối năm thường được Google thể hiện bằng hình ảnh dây đèn Led trang trí quấn quanh chữ Google, vào ngày đầu tiên của tháng 12. Bạn có thể cập nhật hàng loạt thông tin về thời điểm diễn ra các lễ hội khi bấm vào Doodle của Google.

Mùa lễ hội cuối năm 2021 tại Việt Nam

Trong tháng 12, những lễ hội hấp dẫn sẽ diễn ra nối tiếp nhau ngay ở Việt Nam. Bạn có thể dành thời gian cùng bạn bè, người thân tham gia vào những lễ hội này. Tuy nhiên trước tiên bạn cần cập nhật thông tin dịch bệnh Covid-19 tại các địa phương diễn ra lễ hội.

1. Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2022

Sự kiện tái hiện lại khung cảnh chợ phiên quen thuộc của các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam. Tại đây, bạn không chỉ được tham gia các lễ hội mang đặc trưng của người dân miền núi mà còn thưởng thức những món ăn đặc biệt mang hơi thở núi rừng.

  • Lễ hội diễn ra từ ngày 31/12/2021 đến ngày mùng 3/1/2022.
  • Địa điểm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)

Tại Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2022, bạn sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa đặc sắc của các dân tộc, nghe giai điệu múa khèn của các cô gái người Mông, trải nghiệm lễ hội Tết Khù của người Hà Nhì… Bên cạnh đó là rất nhiều hoạt động thú vị như dân ca dân vũ, biểu diễn múa rối, ném còn…

2. Ngày hội Văn hoá dân tộc Mường

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mường diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày 12/12 tại quảng Trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa.

Khác với lễ hội của các dân tộc vùng Tây Bắc, lễ hội ở đây mang một nét đặc trưng riêng với các sự kiện như liên hoan văn nghệ tập thể, trình diễn trang phục dân tộc, giới thiệu các nghi thức sinh hoạt cộng đồng, diễn tấu cồng chiêng… Đặc biệt, toàn bộ các hoạt động này du khách sẽ được trải nghiệm hoàn toàn miễn phí.

3. Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế

Nếu bạn yêu thích vẻ đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào của xứ Huế chắc chắn không thể bỏ qua Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế cuối năm 2021 diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 12.

Lễ hội này được tổ chức tại nhiều địa điểm nhằm tạo điều kiện để người dân trong tỉnh và du khách đến từ các vùng miền khác nhau có cơ hội trải nghiệm. Đó là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cầu đi bộ gỗ lim, công viên Tứ tượng, công viên Phan Bội Châu…

Ngoài ra, du khách đến Huế còn được trải nghiệm các lễ hội đặc sắc như: Ngày hội Lân Huế tổ chức vào ngày 30 tháng 12 và Countdown party đêm 31 tháng 12.

Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế - Mùa lễ hội cuối năm
Thành phố Huế bên bờ sông Hương. (Ảnh: visithue.vn)

4. Tết Nguyên Đán

Ngày Tết Nguyên Đán là dịp tết cổ truyền của người dân Việt Nam. Tết diễn ra vào 3 ngày từ mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng 1 âm lịch trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Đây là dịp mọi người quây quần cùng bạn bè, gia đình, cùng thưởng thức những bữa cơm đầm ấm cuối năm.

Trong ngày Tết Nguyên Đán không thể thiếu bánh chưng, bánh tét. Trong đó, ở miền Bắc, người dân thường ăn bánh chưng hình vuông, miền Trung và miền Nam lựa chọn bánh tét. Hương vị hai loại bánh này gần tương tự nhau, góp phần làm ngày tết trở nên trọn vẹn hơn.

Mùa lễ hội cuối năm 2021 google dịch
Người dân xem bắn pháo hoa tại thành phố Huế dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, ngày 24/1/2020 (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

Mùa lễ hội cuối năm 2021 trên thế giới

Trên thế giới, tháng 12 cũng là thời điểm thích hợp để tổ chức rất nhiều lễ hội quan trọng. Mỗi lễ hội lại mang đến một bản sắc riêng, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

1. Tết Dương lịch

Tết Dương lịch là ngày đầu tiên của năm mới, mùng 1 tháng 1 hàng năm. Với phần lớn các nước trên thế giới, Tết Dương lịch là ngày quan trọng như tết Nguyên Đán ở Việt Nam.

Tết Dương lịch là thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ, thường được chào đón bằng các màn pháo hoa rực rỡ ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, tuy không phải ngày lễ chính thức nhưng mọi người vẫn được nghỉ 1 ngày để chào đón năm mới.

Tết Dương lịch là một ngày lễ của mùa lễ hội cuối năm
Nhiều nước trình diễn pháo hoa trong dịp Tết Dương lịch. (Ảnh: Getty Images)

2. Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh hay còn gọi là Noel là ngày lễ lớn dịp cuối năm, diễn ra chính thức vào ngày 25 tháng 12.

Địa điểm tổ chức là tại tất cả các nhà thờ trên toàn thế giới. Giáng Sinh là ngày ra đời của Chúa Giêsu, theo tên gọi quốc tế là Christmas, là ngày lễ quan trọng của những người theo đạo Thiên Chúa.

Ngay từ đầu tháng 12, không khí Giáng Sinh đã xuất hiện trên mọi nẻo đường. Đường phố được trang trí bởi nhiều cây thông, tuần lộc, ông già Noel, đèn, bông tuyết, những món quà… Không khí Giáng Sinh tràn ngập khắp đường phố, bao trùm bởi cái lạnh giá của mùa đông.

Noel còn là ngày mà trẻ em trên toàn thế giới chờ đợi. Trong ngày này, trẻ em được tặng những món quà ý nghĩa bởi các ông già Noel như một lời chúc về sự may mắn, hạnh phúc.

Lễ Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng trên thế giới. (Ảnh: Getty Images)
Lễ Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng trên thế giới. (Ảnh: Getty Images)

3. Lễ tặng quà

Tiếp đó, ngay sau ngày Giáng sinh là ngày Lễ tặng quà hay còn gọi là Boxing Day. Ngày lễ tặng quà diễn ra vào ngày 26/12.

Ngày lễ bắt nguồn từ Vương quốc Anh trong thời Trung cổ. Đó là ngày mà hộp khất thực, hộp thu tiền cho người nghèo thường được cất giữ trong nhà thờ, được mở ra và phân phát. Đó cũng là ngày những người hầu cận được nghỉ theo truyền thống để đón Giáng sinh cùng gia đình.

Ngày tặng quà hiện đã trở thành một ngày lễ chung ở Vương quốc Anh, Canada , Úc và New Zealand, cùng các quốc gia khác. Ở Anh, các trận đấu bóng đá và đua ngựa thường diễn ra vào Ngày tặng quà.

4. Lễ hội Chichibu

Nhật Bản là một gia có bề dày văn hóa ở khu vực Châu Á. Dịp cuối năm 2021 nếu có dịp đến Nhật Bản, bạn không nên bỏ qua lễ hội Chichibu.

Lễ hội được tổ chức tại một địa điểm cách Tokyo khoảng 90km với sự tham gia của người dân và du khách trên toàn thế giới.

Không gian lễ hội gây ấn tượng đặc biệt bởi đèn lồng, đèn điện, các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo, âm nhạc và nhiều hoạt động văn hóa thú vị. Mở màn cho lễ hội là một màn pháo hoa hành tráng. Du khách có thể vừa xem pháo hoa, vừa thưởng thức những món ăn đặc biệt bày bán xung quanh thị trấn.

Lễ hội Chichibu ở Nhật Bản. (Ảnh: Getty Images)
Lễ hội Chichibu ở Nhật Bản. (Ảnh: Getty Images)

Lễ hội Hornbill

Trong dịp cuối năm tại Ấn Độ, lễ hội Hornbill được tổ chức trong tuần đầu tiên của tháng 12 ở vùng núi phía Tây Bắc. Đây là nơi tập trung đông đúc các dân tộc ở Ấn Độ với những nét văn hóa độc đáo. Nếu có dịp đến Ấn Độ, bạn không nên bỏ qua lễ hội đáng nhớ này.

Mùa lễ hội cuối năm 2021 có bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

Hiện nay dịch Covid-19 vẫn còn phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì vậy các lễ hội cuối năm thông thường sẽ được thu hẹp quy mô, hoặc có thể không diễn ra.

Ví dụ: nhiều tỉnh thành ở Việt Nam đã không tổ chức bắn pháo hoa vào dịp giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu do dịch Covid-19. Các lễ hội, nếu được tổ chức, thường sẽ phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid.

Để chắc chắn, bạn nên liên lạc với ban tổ chức tại các địa phương để kiểm tra trước khi lên kế hoạch du lịch.

Trên đây là tổng hợp thông tin về mùa lễ hội cuối năm 2021 tại Việt Nam và trên thế giới. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các lễ hội nếu có thông tin mới.



BÀI CHỌN LỌC

Mùa lễ hội cuối năm 2024 ở Việt Nam & thế giới: Ngày lễ nào quan trọng nhất?