Nhòm cửa thấy quỷ - bức tranh cổ ‘độc nhất vô nhị’ khiến người xem kinh ngạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bức họa "Nhòm cửa thấy quỷ" này được lấy cảm hứng từ truyện ngắn nổi tiếng Họa Bì trong quyển 1 hồi 40 của Liêu Trai Chí Dị - kể về một học sĩ tên Vương Sinh người Sơn Tây, tình cờ gặp được một cô gái xinh đẹp trên đường.

Trong bảo tàng Quốc gia Trung Quốc nằm ở phía đông Quảng trường Thiên An Môn có một bức tranh ma quỷ có niên đại từ thời nhà Thanh - có tên "Nhòm cửa thấy quỷ", được sáng tác bởi một họa sĩ dưới thời vua Quang Tự (1875 - 1908).

Bức họa "Nhòm cửa thấy quỷ" này được lấy cảm hứng từ truyện ngắn nổi tiếng Họa Bì trong quyển 1 hồi 40 của Liêu Trai Chí Dị - kể về một học sĩ tên Vương Sinh người Sơn Tây, tình cờ gặp được một cô gái xinh đẹp trên đường.

Nghe mỹ nhân nói mình đang lâm nạn, Vương Sinh dù đã có vợ ở nhà nhưng vẫn động lòng đưa cô gái về nhà trú ngụ rồi cùng chung sống với nhau. Một ngày nọ, có vị đạo sĩ đi ngang qua thấy Vương Sinh có tà khí trên người bèn cảnh tỉnh, nhưng Vương Sinh xem thường không nghe.

Khi về đến nhà, Vương Sinh lén nhìn qua ô cửa căn phòng cô gái. (Ảnh: Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh)

Khi về đến nhà, Vương Sinh lén nhìn qua ô cửa căn phòng cô gái, thì phát hiện cô là con quỷ đội lốt da người, đêm đêm đều hiện nguyên hình quỷ tô vẽ cho tấm da mỹ nhân xinh đẹp kia. Lúc này, Vương Sinh mới sợ hãi đi tìm đạo sĩ nhờ giúp đỡ nhưng chuyện không thành, con quỷ trong nhà đã móc tim Vương Sinh rồi bỏ trốn.

Phát hiện cô gái là con quỷ đội lốt da người, đêm đêm đều hiện nguyên hình quỷ tô vẽ cho tấm da mỹ nhân xinh đẹp kia. (Ảnh: Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh)

Nhiều người dùng trên mạng xã hội khẳng định họ cảm thấy "sởn da gà" khi phóng to tranh ở kích thước 300% để nhìn thẳng vào nụ cười ma quái, vô hồn của bộ da thiếu nữ trên bàn. Bức họa ma quái này một lần nữa muốn cảnh tỉnh thế nhân về tác hại của dục vọng.

tu đạo thành tiên; đắc đạo là gì; đắc đạo thành tiên
(Ảnh: Baidu)

“Giai nhân thân hình mềm mại, thanh kiếm đeo ở eo lưng trảm những kẻ phàm phu tục tử.” - Thơ ‘Cảnh tỉnh thế nhân’ của Lã Động Tân. (Ảnh: Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh)

Cổ nhân dạy: “Vạn ác dâm vi thủ”, nghĩa là trong vạn cái ác thì tà dâm chính là đứng đầu.

“Giai nhân thân hình mềm mại, thanh kiếm đeo ở eo lưng trảm những kẻ phàm phu tục tử. Dù rằng không thấy đầu bị cắt lìa, nhưng xương tủy đã ngấm ngầm khô kiệt”.

Đây là một đoạn trong bài thơ có tựa đề “Cảnh thế” (Cảnh tỉnh thế nhân) của Lã Động Tân - đạo sĩ thời Đường được mệnh danh là một trong Bát Tiên. Đây cũng chính là cách nhìn của Đạo gia đối với sự nguy hiểm của nữ sắc và dâm dục.

Bách Diệp

Theo Ngẫm Radio



BÀI CHỌN LỌC

Nhòm cửa thấy quỷ - bức tranh cổ ‘độc nhất vô nhị’ khiến người xem kinh ngạc