Đu đủ mang lại lợi ích cho cơ thể trong việc giải độc, tăng cường enzym, chống sốt rét và giảm vết côn trùng cắn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đu đủ có nguồn gốc từ Mexico và có từ hơn 1000 năm trước. Nhiều loại đu đủ có trọng lượng từ 2 lạng cho đến 10 kg, thơm ngon đáng kinh ngạc!

Mặc dù nhiều người bỏ đi những hạt nhỏ màu đen của đu đủ, nhưng chúng rất bổ dưỡng và an toàn khi ăn. Chúng có kết cấu giòn và vị hơi cay. Chúng có thể được nghiền trong máy xay hạt tiêu và được sử dụng làm chất thay thế hạt tiêu đen khi rang.

Giống như nhiều loại trái cây nhiệt đới, đu đủ có nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, B và C, kali, magiê, chất xơ, axit folic và một lượng nhỏ canxi và sắt. Chúng cũng có đặc tính trị liệu.

Các loại thuốc Đông y kết hợp tất cả các bộ phận của đu đủ để làm ra các bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Ví dụ, chất chiết xuất từ ​​vỏ được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới trồng đu đủ. Hạt đu đủ đã được sử dụng để giải độc gan, loại bỏ ký sinh trùng đường ruột và giảm ngứa do muỗi đốt.

Đông y sử dụng tất cả các bộ phận của đu đủ làm các bài thuôc khác nhau. (Ảnh Andre William - pexels)

Những lợi ích

Các hợp chất hoạt tính sinh học của đu đủ cho thấy nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe bao gồm chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm. Đặc biệt, chất chống oxy hóa Beta-carotene, tạo nên màu sắc của đu đủ, là tiền chất của vitamin A. Loại vitamin thiết yếu này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, do đó giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư và bệnh tim.

Tim

Các chất chống oxy hóa trong đu đủ giúp ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu mà thường gây ra tắc nghẽn dẫn đến bệnh tim. Theo Phòng khám Cleveland, đu đủ cũng chứa axit folic, cần thiết để giúp chuyển đổi axit amin homocysteine thành axit amin lành tính ít gây hại cho cơ thể, do đó giúp giảm bệnh tim.

Mắt

Điểm vàng và võng mạc của mắt chứa zeaxanthin, một chất chống oxy hóa khác có trong đu đủ. Nó được cho là có tác dụng như một tấm chắn bức xạ tia cực tím nguy hiểm. Zeaxanthin là chủ đề của một nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ James Stringham đã được kiểm tra về khả năng bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh do màn hình máy tính tạo ra. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Foods vào năm 2017. Nghiên cứu này rất quan trọng vì mức độ tiếp xúc với màn hình đã tăng theo cấp số nhân trong vài năm qua.

Bệnh hen suyễn

Lá đu đủ có chứa chất alkaloid đắng gọi là carpaine. Trong tập quán thời xưa, lá được cuộn và hút để điều trị bệnh hen suyễn. Lá cũng đã được dùng làm thuốc đắp chữa đau dây thần kinh và phơi khô làm trà.

Bệnh ung thư

Carotenoid lycopene tốt có nhiều trong cùi và hạt đu đủ. Theo các nghiên cứu, lycopene có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, đại trực tràng, cổ tử cung và ung thư vú. Lá đu đủ có đặc tính gây độc tế bào, nên được làm một loại trà lá phổ biến ở các quốc gia nơi thực hiện các liệu pháp hỗ trợ điều trị tế bào ung thư và khối u.

Não

Các nghiên cứu về lycopene cũng đã cho thấy khả năng bảo vệ chống lão hóa cho não bằng cách ức chế oxidative stress (Mất cân bằng oxi hóa) và làm giảm viêm, do đó giúp giảm nguy cơ rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, chứng mất trí nhớ và bệnh Parkinson.

Tiêu hóa

Một trong những thành phần tốt nhất của đu đủ là enzyme papain phân giải protein, giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa và đầy hơi, đặc biệt là khi ăn đu đủ lúc bụng đói. Papain được tìm thấy trong cùi của quả đu đủ chín và trong mủ màu trắng đục của đu đủ chưa chín sẽ có nồng độ papain cao hơn. Trong lịch sử, loại nước ép này đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa chứng khó tiêu, đau họng, viêm, sưng tấy, nhiễm trùng và dị ứng.

Ngủ

Hàm lượng magie cao của đu đủ có liên quan đến việc giúp chống lại chứng mất ngủ đồng thời cải thiện chất lượng và thời lượng của giấc ngủ.

Da

Theo Phòng khám Cleveland, chất chống lão hóa retinol - là dẫn xuất vitamin A - được tìm thấy trong đu đủ, có thể giúp cải thiện độ đàn hồi của da và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn thông qua tác động của nó đối với quá trình sản xuất collagen. Đắp bột đu đủ trực tiếp lên da đã được sử dụng trên vết bỏng và vết loét da ở các bệnh viện vùng nông thôn xa xôi để thúc đẩy quá trình lành. Retinol được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Giá trị dinh dưỡng

Theo Dữ liệu Thực phẩm của USDA , năm 2019, một chén bột đu đủ đã cắt chứa khoảng:

  • 43 calo.
  • 0,47 gram chất đạm.
  • 11 gram carbohydrates.
  • 0,3 gram chất béo.
  • 1,7 gram chất xơ.
  • 7,8 gram đường.
  • 61 milligram vitamin C.
  • 21 milligram magiê.
  • 182 milligram kali.
  • 1830 microgram lycopene.
  • 274 milligram beta carotene.
  • 37 micrograms folate.
  • 950 IU vitamin A.

Nguy cơ

Phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ xanh vì mủ trong nước ép có thể gây sảy thai bằng cách gây co bóp tử cung. Đu đủ chưa chín có thể gây cảm giác nóng rát trên da, vì vậy những người bị dị ứng nhựa mủ nên tránh ăn chúng.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương năm 2012, ăn quá nhiều hạt đu đủ có thể gây viêm dạ dày do benzyl glucosinolate.

Ăn quá nhiều đu đủ có thể có tác dụng nhuận tràng, gây tiêu chảy và đau bụng.

Mẹo ăn đu đủ

  • Đu đủ xanh, chưa chín hẳn sẽ không có hương vị đặc trưng và độ sánh của đu đủ chín. Đu đủ chín có vỏ màu cam hoặc vàng đậm. Hương vị ngon nhất khi da mềm khi chạm vào.
  • Để loại bỏ hạt khỏi quả dễ dàng bằng cách cắt đôi theo chiều dọc, sau đó loại bỏ hạt, múc cùi ra để dùng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được gọt vỏ và cắt lát. Một số thích vắt một chút nước cốt chanh lên thịt quả. Bạn có thể lưu hạt lại nếu bạn muốn ăn chúng hoặc làm khô sau này.
  • Hãy thử cắt đôi quả đu đủ và loại bỏ hạt như trên, sau đó cho đầy khoang hạt bằng sữa chua, trình bày ngon miệng và đẹp mắt!

Sandra Cesca - Epoch Times

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đu đủ mang lại lợi ích cho cơ thể trong việc giải độc, tăng cường enzym, chống sốt rét và giảm vết côn trùng cắn