Các thềm băng tan sẽ giải phóng 'lượng nước rất lớn' khi nhiệt độ tăng 4°C

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghiên cứu mới đang làm rõ lượng băng có thể biến mất tại Nam Cực nếu cộng đồng quốc tế không khẩn trương kiềm chế lượng khí thải làm nóng hành tinh, củng cố lập luận cho các chính sách khí hậu táo bạo hơn.

Nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm (08/4) trên tạp chí Geophysical Research Letters, cho thấy hơn một phần ba diện tích của tất cả các thềm băng ở Nam Cực - bao gồm 67% diện tích trên Bán đảo Nam Cực - có thể có nguy cơ sụp đổ nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Theo NASA giải thích, thềm băng "là tảng băng dày, nổi hình thành nơi sông băng hoặc băng chảy xuống đường bờ biển". Những thềm băng này chỉ được tìm thấy ở Nam Cực, Greenland, Canada và Bắc Cực thuộc Nga - và đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế mực nước biển dâng.

Ella Gilbert, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích: “Các thềm băng là vùng đệm quan trọng ngăn các sông băng trên đất liền chảy tự do ra đại dương và góp phần làm mực nước biển dâng cao. Khi chúng sụp đổ, nó giống như một nút chai khổng lồ được mở nút, cho phép lượng nước không thể tưởng tượng từ các sông băng đổ ra biển".

Gilbert, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Reading, cho biết thêm: “Chúng tôi biết rằng khi băng tan tích tụ trên bề mặt của các thềm băng, nó có thể khiến chúng bị sụp đổ một cách khủng khiếp. Nghiên cứu trước đây đã cho chúng ta bức tranh toàn cảnh hơn về việc dự đoán sự suy giảm thềm băng ở Nam Cực, nhưng nghiên cứu mới của chúng tôi sử dụng các kỹ thuật mô hình mới nhất để mô tả các chi tiết tốt hơn và cung cấp các dự báo chính xác hơn".

Gilbert cho biết: “Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, chúng ta có thể mất thêm nhiều thềm băng ở Nam Cực trong những thập kỷ tới”.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng Larsen C - thềm băng lớn nhất còn sót lại trên bán đảo Nam Cực - cũng như các thềm băng Shackleton, Đảo Pine và Wilkins có nguy cơ nóng lên tới 4 độ C do các dự đoán về địa lý và dòng chảy của chúng.

Gilbert nói thêm: “Hạn chế sự nóng lên sẽ không chỉ tốt cho Nam Cực — bảo tồn các thềm băng có nghĩa là mực nước biển toàn cầu sẽ ít hơn, và điều đó tốt cho tất cả chúng ta”.

Gilbert nói với CNN, các khu vực ven biển thấp như các quốc đảo Vanuatu và Tuvalu ở Nam Thái Bình Dương phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất do nước biển dâng.

Bà cảnh báo: “Tuy nhiên, các khu vực ven biển trên toàn thế giới và các quốc gia có ít nguồn lực để giảm thiểu và thích ứng với mực nước biển dâng sẽ gặp hậu quả tồi tệ hơn”.

Nghiên cứu được công bố vào tháng 2 xem xét các dự báo từ Báo cáo đánh giá lần thứ năm của Ủy ban liên chính phủ của LHQ về biến đổi khí hậu cũng như Báo cáo đặc biệt của cơ quan này về Đại dương và các vùng lạnh trong điều kiện khí hậu đang thay đổi cho thấy rằng các dự báo về mực nước biển dâng trong thế kỷ này "là các thử nghiệm đầu tiên dựa trên các quan sát vệ tinh và máy đo thủy triều".

Đồng tác giả của nghiên cứu đó, John Church thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu tại Đại học New South Wales, cho biết "nếu chúng ta tiếp tục với lượng khí thải lớn đang diễn ra như hiện tại, chúng tôi chắc chắn rằng mực nước biển dâng trong nhiều thế kỷ tới sẽ được tính bằng mét".

Các bên tham gia thỏa thuận Paris có nhiệm vụ làm nổi bật tầm quan trọng của việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy khuôn khổ toàn cầu để tránh biến đổi khí hậu nguy hiểm bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.

Nguyễn Can

Theo Ecowatch



BÀI CHỌN LỌC

Các thềm băng tan sẽ giải phóng 'lượng nước rất lớn' khi nhiệt độ tăng 4°C