Carbon dioxide (CO2) có lợi cho Trái đất và cuộc sống - không phải là nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu: Chuyên gia phân tích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một chuyên gia môi trường cho biết carbon dioxide (còn gọi là CO2) thực ra là rất có lợi cho Trái đất và sự sống trên hành tinh. Tuy nhiên, hiện nay các chính trị gia và phương tiện truyền thông lại tuyên truyền rằng đây là chất gây ô nhiễm, là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, có hại cho sức khỏe. Mọi việc cần được xem xét dưới góc độ khoa học chân chính.

Ông Gregory Wrightstone là giám đốc điều hành của Liên minh CO2, một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh tái xác nhận vai trò của CO2 đối với môi trường, trong đó có vai trò làm cho Trái đất trở nên xanh tươi và giúp cây trồng phát triển.

Thực vật hấp thụ CO2, nước và ánh sáng mặt trời thành chất dinh dưỡng và oxy, ông Wrightstone cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “Crossroads” của EpochTV. Ông nói: lượng CO2 dồi dào giúp thực vật giữ được nhiều nước hơn, do đó chúng cần tưới ít nước hơn.

Có CO2 trong môi trường dẫn đến độ ẩm của đất cao hơn, do đó giúp giảm thiểu hỏa hoạn trên khắp thế giới, ông nói. Ông nói thêm, trong những năm 1920 và 1930 đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn hơn hiện nay.

Theo báo cáo của Đài quan sát Trái đất của NASA, diện tích bị hoả hoạn mỗi năm trên toàn cầu từ năm 2003 đến năm 2019 đã giảm khoảng 25%.

Một bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng Science vào năm 2017 khẳng định rằng “việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp là những động lực chính làm giảm số lượng các vụ cháy trên toàn cầu”.

Một bài báo khác được xuất bản trên tạp chí Nature cho biết độ che phủ của cây cối trên toàn cầu đã tăng khoảng 7% trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 2016.

Lịch sử nhân loại: Các nền văn minh phát triển cùng thời với khí hậu ấm

Một bức ảnh chụp Trái đất từ Máy ảnh đa sắc màu Trái đất (EPIC) của NASA trên vệ tinh DSCOVR vào ngày 11 tháng 9 năm 2018. (Đài quan sát Trái đất của NASA)

Wrightstone cho biết, sự kết hợp giữa sự ấm lên ở mức vừa phải và lượng CO2 tăng lên mang lại nhiều lợi ích cho nền văn minh nhân loại: "Sự ấm lên làm cho các mùa phát triển kéo dài hơn".

Nhìn lại vài nghìn năm lịch sử loài người, có ba thời kỳ ấm lên, Wrightstone nói, và mỗi thời kỳ ấm lên đó đều ấm hơn ngày nay, nhưng mức độ carbon dioxide thấp hơn nhiều.

“Trong tất cả những thời kỳ ấm lên này đều vô cùng có lợi cho nhân loại. Cuộc sống tốt đẹp, thực phẩm dồi dào, những nền văn minh và đế chế vĩ đại đã hình thành”, ông nói.

Thời kỳ ấm Minion

Wrightstone cho biết: Thời kỳ ấm lên đầu tiên, được gọi là thời kỳ ấm Minoan, xảy ra trong thời kỳ đồ đồng.

Các nền văn minh vĩ đại đầu tiên trỗi dậy trong thời kỳ đó là của người Minoan, người Hittite, người Babylon và người Assyria, và sau đó Trái đất bắt đầu lạnh đi, Wrightstone giải thích.

“Tất cả những nền văn minh đó đều sụp đổ và tàn lụi cùng một lúc với sự giảm nhiệt độ của Trái đất. Đó được gọi là sự sụp đổ cuối thời kỳ đồ đồng”, ông nói.

“Chúng tôi thấy điều đó đều được lặp đi lặp lại ở hầu hết các đợt sụp đổ nền văn minh khác”, Wrightstone nói. “Thời kỳ ấm áp — có lợi. Thời kỳ lạnh giá — mất mùa, đói kém, dịch bệnh, và lượng dân số giảm hàng loạt”.

Nền văn minh Minoan xuất hiện và phát triển rực rỡ ở Địa Trung Hải và Cận Đông vào khoảng năm 3.000 trước Công nguyên; và kéo dài cho đến khi nó đột ngột sụp đổ vào khoảng năm 1.100 trước Công nguyên.

Nền văn minh La Mã và thời kỳ ấm thứ hai

Trong thời kỳ ấm lên thứ hai, là thời kỳ ấm áp của nền văn minh La Mã, người La Mã đã trồng cam quýt ở phía bắc nước Anh gần Bức tường Hadrian, Wrightstone nói.

Trong thời kỳ ấm áp thời trung cổ, thời kỳ gần đây nhất, người ta đã trồng lúa mạch ở Greenland, mà bây giờ không thể trồng ở đó được nữa.

Ông Wrightstone nói tiếp “Chúng ta nên sợ cái lạnh và đón nhận cái ấm áp. Đó là những gì lịch sử cho chúng ta biết".

Nhiệt độ lý tưởng của Trái đất

Một quả địa cầu nhỏ phía trên ngọn lửa để minh họa sự ấm lên toàn cầu, được trưng bày tại Phiên họp thứ 21 của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu tại Pháp vào ngày 4 tháng 11 năm 2015. (Ảnh: Lionel Bonaventure / AFP / Getty Images)

Wrightstone đề cập đến Michael Mann, một giáo sư về Trái đất và khoa học môi trường tại Đại học Penn State, người cho biết nhiệt độ lý tưởng cho Trái đất là nhiệt độ trước khi con người bắt đầu phát thải bổ sung CO2 vào khí quyển.

Thế nhưng điều đó sẽ đưa thế giới trở lại thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp trong Kỷ Băng hà Nhỏ, một điều thật kinh khủng, Wrightstone nói.

Kỷ Băng hà Nhỏ là một thời kỳ nhiệt độ hạ thấp một chút, nhưng cũng là đáng kể, bắt đầu từ thế kỷ 13 hoặc 14 đến thế kỷ 19 và có ảnh hưởng mạnh đến khu vực Bắc bán cầu.

Trong thời kỳ đó, “một nửa dân số Iceland đã thiệt mạng, một phần ba dân số thế giới đã bị diệt vong. Đó là khoảng thời gian rất tồi tệ, đen tối đối với Trái đất, tương tự như những gì chúng ta thấy qua các thời kỳ lạnh giá khác trước đây”, Wrightstone giải thích.

Mức CO2 trong bầu khí quyển nên là bao nhiêu?

Trước Cách mạng Công nghiệp, mức CO2 trong không khí có lẽ vào khoảng 280 đến 300 phần triệu (ppm), nhưng hiện tại, nó ở mức khoảng 420 ppm, Wrightstone nói, vì vậy nó đã tăng thêm 140 ppm.

Wrightstone nói: Điều này đã dẫn đến việc làm nảy sinh những ý kiến cho rằng carbon dioxide đang làm tăng nhiệt độ. Thế nhưng chỉ có trong thời kỳ lạnh giá trong lịch sử thì mức độ carbon dioxide mới "tương đối ổn định".

Wrightstone cũng lập luận rằng khí tự nhiên là một loại năng lượng sạch, vì sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy chủ yếu là hơi nước và carbon dioxide; “cả hai loại phân tử đều rất có lợi”, ông nói.

Liên hợp quốc, tuy nhiên, đang thúc đẩy việc giảm phát thải CO2 toàn cầu xuống gần bằng 0 nhất có thể, với mục tiêu là không phát thải CO2 vào năm 2050. Mục đích đã nêu là hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1,5 độ C so với mức trước công nghiệp để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden là đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Năng lượng sạch là gì?

Vì vậy, theo các ‘kế hoạch' trên, khí tự nhiên, nhiên liệu hóa thạch và than đá đang được coi là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu do phát thải carbon dioxide, Wrightstone nói. Do đó, thị trường vốn đầu tư đang rút lui khỏi các dự án dầu khí và than đá.

Tuy nhiên, Wrightstone chỉ ra rằng có thể xây dựng các nhà máy đốt than sạch “nơi mà thứ duy nhất được thải ra khói là carbon dioxide và hơi nước — cả hai đều không phải là chất gây ô nhiễm”.

Wrightstone nói rằng có sự thiếu hụt về năng lượng ở thế giới đang phát triển, nơi mọi người không có điện và phải sử dụng phân khô và củi để nấu ăn và sưởi ấm ngôi nhà của họ. “Chúng ta có thể cung cấp cho họ nguồn năng lượng dồi dào, đáng tin cậy, chi phí thấp từ than đốt sạch”.

Liên hợp quốc công bố rằng 789 triệu người đang sống không có điện và 3 tỷ người sống dựa vào gỗ, than, than củi hoặc chất thải động vật để nấu ăn và sưởi ấm.

Các vấn đề môi trường thực sự là gì?

Wrightstone ủng hộ rằng nguồn kinh phí được phân bổ để loại bỏ khí thải CO2, nên được chi tiêu tốt hơn, để đối phó với các vấn đề môi trường thực sự nghiêm trọng, chẳng hạn như xử lý các loài xâm lấn và mực nước biển dâng cao.

Các loài xâm lấn, còn được gọi là loài ngoại lai xâm hại là một cụm từ chỉ về những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở một cách khó kiểm soát trở thành một hệ động thực vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa, đe dọa đa dạng sinh học.

Mất mát đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhân loại.

Trong nhiều trường hợp, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài xâm lấn có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại.

Nguồn gốc sâu xa của loài xâm lấn chính là các hoạt động một cách có chủ ý hoặc vô ý của con người.

Phải chăng cần có những nghiên cứu rộng lớn và cởi mở hơn về Carbon dioxide CO2 để xem xét đánh giá lại 'phong trào biến đổi khí hậu' hiện nay. Nhân loại cần có định hướng chính xác cần phải chống lại điều gì thực sự có hại hơn.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Carbon dioxide (CO2) có lợi cho Trái đất và cuộc sống - không phải là nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu: Chuyên gia phân tích