Chiến dịch Cái kẹp giấy - Chương trình Bí mật sử dụng 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã trong phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong Chiến dịch Cái kẹp giấy, hồ sơ của các nhà khoa học hàng đầu của Đức đã bị xóa sạch để họ có thể làm việc như bình thường trong các phòng thí nghiệm của Mỹ.

Ngay sau khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, quân Đồng minh được mọi người tôn vinh vì vai trò của họ trong việc chấm dứt sự tồn tại của Đức Quốc xã. Nhưng các cường quốc Đồng minh cũng đưa ra những quyết định gây tranh cãi và là những bí mật được giữ kín trong nhiều thập kỷ. Có lẽ hành động gây tranh cãi nhất của họ là thành lập Chiến dịch Cái kẹp giấy, một dự án tình báo bí mật đưa hơn 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã đến Hoa Kỳ để làm việc trong các trung tâm nghiên cứu, theo allthatinteresting.

Vào cuối cuộc chiến, quân Đồng minh tranh giành nhau để thu thập thông tin tình báo và công nghệ của Đức mà nếu không thì có thể rơi vào tay Liên Xô. Khi Chiến tranh Lạnh sắp xảy ra đe dọa phá hủy nền hòa bình khó giữ được, Hoa Kỳ đã cấp quyền miễn trừ cho hàng loạt các nhà khoa học Đức Quốc xã đối với tội ác chiến tranh của họ để họ có thể làm việc trong phòng thí nghiệm của mình thay vì ở phòng thí nghiệm của Nga.

Một cuộc phỏng vấn của PBS News Hour về cuốn sách Chiến dịch Cái kẹp giấy (Operation Paperclip) với tác giả Annie Jacobsen.

Mặc dù các nhà khoa học này đã tham gia thực hiện các mốc quan trọng trong các lĩnh vực khoa học của Mỹ như cuộc đổ bộ lên Mặt trăng của Apollo 11, nhưng liệu Mỹ có biện minh trong quyết định ân xá tội phạm chiến tranh để đổi lấy lợi thế về khoa học công nghệ không?

Danh sách Osenberg và chiều sâu nghiên cứu khoa học của Đức Quốc xã

Bất chấp nhiều nỗ lực tốn kém, từ Cuộc vây hãm Leningrad đến Trận chiến Stalingrad, Đức Quốc xã đã thất bại trong việc đánh lui Hoa Kỳ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai sắp kết thúc. Khi các nguồn tài nguyên của mình gần cạn kiệt, Đức trở nên tuyệt vọng với một cách tiếp cận chiến lược mới chống lại quân Đồng minh.

Do đó, vào năm 1943, Đức Quốc xã đã thu thập những tài sản vô giá nhất của mình - các nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư, kỹ thuật viên và 4.000 tên lửa - và tất cả cùng nhau đóng quân tại cảng biển Baltic của Peenemünde ở miền bắc nước Đức để phát triển chiến lược phòng thủ công nghệ chống lại quân Đồng minh.

Werner Osenberg, người đứng đầu Wehrforschungsgemeinschaft của Đức (Hiệp hội Nghiên cứu Quốc phòng), chịu trách nhiệm xác định những nhà khoa học cần tuyển dụng bằng cách tạo ra một danh sách được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các nhà khoa học phải được coi là có thiện cảm hoặc ít nhất là phù hợp với hệ tư tưởng của Đức Quốc xã để được mời. Danh sách này được gọi là Danh sách Osenberg.

Trong khi đó, Hoa Kỳ ngày càng hiểu rõ hơn về chương trình vũ khí sinh học bí mật của Đức Quốc xã và, theo cuốn sách Chiến dịch Cái kẹp giấy (Operation Paperclip) năm 2014 của Annie Jacobsen, việc phát hiện ra những nỗ lực khoa học này đã khiến Hoa Kỳ phải hành động.

Tổng thống Truman ký Đạo luật Năng lượng Nguyên tử vào năm 1946. Trong khi đó, 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã đang được tuyển dụng vào Hoa Kỳ theo Chiến dịch Cái kẹp giấy.
Tổng thống Truman ký Đạo luật Năng lượng Nguyên tử vào năm 1946. Trong khi đó, 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã đang được tuyển dụng vào Hoa Kỳ theo Chiến dịch Cái kẹp giấy. (Ảnh: Flickr)

Jacobsen giải thích: “Họ không hề biết rằng Hitler đã tạo ra một lực lượng chất độc thần kinh này. Họ không hề biết rằng Hitler đang chế tạo một loại vũ khí có sức mạnh hủy diệt. Đó thực sự là nơi Cái kẹp giấy bắt đầu, do đột nhiên Lầu Năm Góc nhận ra, "Chờ một chút, chúng tôi cần những vũ khí này cho chính mình"’’.

Năm 1945, khi quân Đồng minh bắt đầu giành lại lãnh thổ trên khắp châu Âu, họ cũng bắt đầu tịch thu thông tin tình báo và công nghệ của Đức cho riêng mình. Sau đó, vào tháng 3 năm đó, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm người Ba Lan đã phát hiện ra các trang của Danh sách Osenberg và đã vội vàng nhét vào nhà vệ sinh của Đại học Bonn và giao cho tình báo Hoa Kỳ.

Thiết lập Chiến dịch Cái kẹp giấy

Lúc đầu, Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến việc bắt và thẩm vấn các nhà khoa học được xác định trong Danh sách Osenberg trong một nhiệm vụ có tên là Chiến dịch sương mù (Operation Overcast). Nhưng khi Hoa Kỳ phát hiện ra mức độ công nghệ của Đức Quốc xã, kế hoạch này nhanh chóng thay đổi.

Thay vào đó, Hoa Kỳ sẽ thu thập và tuyển dụng những người đàn ông này cũng như gia đình của họ để tiếp tục nghiên cứu cho chính phủ Mỹ.

Và vì vậy, vào ngày 22 tháng 5 năm 1945, quân đội Đồng minh đã xâm lược Peenemünde và bắt giữ những người đàn ông đang chăm chỉ làm việc ở đó với tên lửa V-2, loại tên lửa đạn đạo tầm xa đầu tiên trên thế giới.

Một vụ phóng thử tên lửa V-2 tại Peenemünde, Đức năm 1943.
Một vụ phóng thử tên lửa V-2 tại Peenemünde, Đức năm 1943. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Cơ quan Mục tiêu Tình báo Chung (JIOA) và Văn phòng Dịch vụ Chiến lược (OSS), cuối cùng được đổi tên thành CIA, chịu trách nhiệm đưa chương trình này chính thức được gọi là Chiến dịch Cái kẹp giấy vào hoạt động. Tuy nhiên, ngay cả khi Tổng thống Truman đã phê chuẩn dự án, ông cũng đã ra lệnh rằng chương trình không được tuyển mộ bất kỳ tên Đức quốc xã có tội nào. Nhưng khi JIOA thực sự xác định rằng nhiều người đàn ông mà họ muốn có thì cũng có tên trong Danh sách Osenberg là những người có cảm tình với Đức Quốc xã, họ đã tìm ra cách để lách luật.

Do đó, JIOA đã chọn cách là không kiểm tra bất kỳ nhà nghiên cứu nào trước khi họ được đưa vào Hoa Kỳ và chỉ kiểm tra một lần duy nhất khi họ đến nước Mỹ. Họ cũng tẩy trắng hoặc xóa bằng chứng buộc tội khỏi hồ sơ của những người này.

Các nhà khoa học của Chiến dịch Cái kẹp giấy đang làm việc cùng với một máy bay trực thăng phản lực tại Wright Field, Ohio vào năm 1946.

Các nhà khoa học Đức Quốc xã tham gia dự án của Hoa Kỳ theo Chiến dịch Cái kẹp giấy

Trong số các nhà khoa học được tuyển dụng trong Chiến dịch Cái kẹp giấy có nhà khoa học tên lửa hàng đầu người Đức Wernher von Braun, người cũng buộc các tù nhân của trại tập trung Buchenwald làm việc trong chương trình tên lửa của mình. Nhiều người trong số họ đã chết vì làm việc quá sức hoặc vì đói, nhưng Braun sẽ tiếp tục trở thành giám đốc của Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall của NASA.

Ảnh hồ sơ của Wernher Von Braun, người đã sử dụng các tù nhân của trại tập trung Buchenwald để làm nô lệ sang làm việc tại NASA theo Chiến dịch Cái kẹp giấy.
Ảnh hồ sơ tại NASA của Wernher Von Braun, người đã sử dụng các tù nhân của trại tập trung Buchenwald để làm việc cho Đức Quốc xã, đã đến Mỹ theo Chiến dịch Cái kẹp giấy. (Ảnh: Wikimedia Commons)

“Khi họ không còn nhiều kỹ thuật viên giỏi, đích thân Wernher von Braun đã đi đến gần trại tập trung Buchenwald, nơi ông ta tự tay chọn một số người để làm việc cho mình.” Jacobsen nói thêm.

Jacobsen nói: “Ông ta là một ví dụ rất điển hình, bởi vì chúng ta đang giao dịch với những kẻ có tội đã được tẩy trắng quá khứ. Chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là NASA, đã rất đồng lõa trong việc che giấu quá khứ của ông ta."

Theo quan điểm của Jacobsen, Wernher von Braun gần như đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống trong chính quyền Ford. Chỉ có sự phản đối của một cố vấn cấp cao mới khiến Ford phải xem xét lại.

Khi đến Hoa Kỳ vào năm 1945, von Braun làm việc trong lĩnh vực tên lửa tại Quân đội Hoa Kỳ ở Fort Bliss, Texas. Tại đây, ông giám sát việc khởi động một số chuyến bay thử nghiệm với dự án tên lửa V-2.

Von Braun được chuyển đến NASA vào năm 1960, nơi ông đã giúp cơ quan này phóng các vệ tinh đầu tiên của mình lên quỹ đạo vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, như một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm giành chiến thắng trong cuộc đua không gian. Đến thời điểm này, ông ta đã được các quan chức Hoa Kỳ chấp nhận như một bộ óc vô giá và ông đã sống những ngày còn lại trong yên bình cho đến khi chết vì bệnh ung thư tuyến tụy vào năm 1977.

Một phần của Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian cùng với von Braun và Chiến dịch Cái kẹp giấy.

Trong khi chắc chắn ông ta là người nổi tiếng nhất trong số các nhà khoa học Đức, gần như mọi bộ phận quan trọng của Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall đều chứa đầy những người từng là Đức Quốc xã. Kurt Debus - cựu thành viên SS của Đức Quốc xã - đã điều hành bãi phóng tên lửa hiện được gọi là Trung tâm vũ trụ Kennedy.

Những người khác, như Otto Ambros - nhà hóa học yêu thích của Adolf Hitler - đã bị xét xử tại Nuremberg vì tội giết người hàng loạt, nhưng được khoan hồng để giúp đỡ nỗ lực khám phá không gian của Mỹ. Người đàn ông này sau đó thậm chí còn được ký hợp đồng với Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.

Đánh thức dự án Chiến dịch Cái kẹp giấy

Phần lớn lịch sử của Chiến dịch Cái kẹp giấy vẫn chưa được biết đến, nhưng tác phẩm cập nhật và nhiều thông tin nhất về chủ đề này là cuốn sách năm 2014 của Annie Jacobsen.

Trong suốt phần cuối của thế kỷ trước, các nhà báo đã cố gắng khám phá thêm về Chiến dịch Cái kẹp giấy, nhưng các yêu cầu cung cấp tài liệu của họ thường gặp phải các việc tố tụng. Khi một vài yêu cầu cuối cùng đã được đáp ứng, vô số tài liệu đã bị thiếu.

Nhiều nhà nghiên cứu người Đức có hành vi tàn bạo liên quan đến Holocaust đã bị JIOA lật tẩy sau đó đã tiếp tục làm việc trên MK Ultra, một chương trình tuyệt mật được CIA hậu thuẫn với mục tiêu chính là tạo ra một loại thuốc kiểm soát tâm trí để sử dụng chống lại người Nga.

Các nhà biện hộ cho Chiến dịch Cái kẹp giấy có thể tuyên bố rằng JIOA chỉ tìm cách thu hút các nhà khoa học vô tội nhưng điều này đã không được thực hiện đúng như thế. Vào năm 2005, Nhóm Công tác Liên ngành do Bill Clinton thành lập đã xác định trong báo cáo cuối cùng trước Quốc hội rằng “quan điểm rằng họ [quân đội Hoa Kỳ và CIA] chỉ sử dụng một vài ‘quả táo xấu’ sẽ không phù hợp với việc lập một hồ sơ điều tra mới”.

Giám đốc NASA Kurt H. Debus (phải) đưa Tổng thống Pháp George Pompidou (giữa) tham quan Trung tâm Vũ trụ Kennedy năm 1970 là một trong những kết quả của Chiến dịch Cái kẹp giấy.
Giám đốc NASA Kurt H. Debus (phải) đưa Tổng thống Pháp George Pompidou (giữa) tham quan Trung tâm Vũ trụ Kennedy năm 1970 là một trong những kết quả của Chiến dịch Cái kẹp giấy. (Ảnh: Getty Images)

Mối đe dọa của Chiến tranh Lạnh có thể đã thuyết phục cường quốc Mỹ rằng việc khoan hồng cho các nhà khoa học Đức Quốc xã là có thể chấp nhận được, nhưng liệu Chiến dịch Cái kẹp giấy có thực sự là một trong những khuyết điểm lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ - hay một quyết định khó khăn phải được đưa ra nhân danh sự tiến bộ?

Ánh Dương

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Chiến dịch Cái kẹp giấy - Chương trình Bí mật sử dụng 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã trong phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ