Liệu Hệ mặt trời có phải là một nguyên tử nhỏ bé của ‘sinh vật vũ trụ'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cấu trúc của nguyên tử và cấu trúc của Hệ Mặt trời rất giống nhau. Điều này đã khiến một số nhà khoa học cho rằng, có lẽ các nguyên tử giống như các hệ mặt trời nhỏ, và ngược lại, Hệ mặt trời của chúng ta có thể là một nguyên tử trong một thực thể lớn hơn nào đó - một 'sinh vật vũ trụ'.

Cấu trúc của nguyên tử giống như của hệ mặt trời

Theo mô hình vật chất Bohr, mọi nguyên tử bao gồm một hạt nhân với một số lượng electron nhất định quay quanh hạt nhân trên quỹ đạo của chúng. Hạt nhân tạo thành bởi các proton và neutron, lớn hơn nhiều so với các electron. Những hạt này được coi là những lạp tử hình cầu rất nhỏ.

Điều này tương tự như cấu trúc của Hệ mặt trời, với Mặt trời lớn ở trung tâm và các hành tinh quay theo quỹ đạo quanh mặt trời. Trường hấp dẫn trung tâm do Mặt trời hình thành kéo các hành tinh này chuyển động không ngừng. Vậy làm thế nào mà sự giống nhau này xảy ra?

Một giả thuyết

Có một giả thuyết giải thích sự giống nhau này về mặt vật lý, theo trang phunuvietnam. Sự giống nhau giữa cấu trúc của nguyên tử và cấu trúc của Hệ Mặt trời bắt nguồn từ sự giống nhau về quy luật và định luật tương tác bên trong của chúng, và sự giống nhau này có thể được giải thích bằng "thế năng Coulomb" giữa chúng.

Thế năng Coulomb là một nguyên lý vật lý cơ bản mô tả sự tương tác giữa các điện tích, có liên quan đến các yếu tố như khối lượng, khoảng cách và điện tích.

Trong một nguyên tử, các proton và neutron tạo nên hạt nhân và các electron được duy trì trong nguyên tử bằng cách liên kết ở các mức năng lượng xung quanh hạt nhân.

Trong Hệ Mặt trời, khối lượng của Mặt trời rất lớn, chuyển động của các hành tinh và vệ tinh trong hệ được duy trì nhờ lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn này, dựa trên thế năng Coulomb, cũng quyết định quỹ đạo của mỗi hành tinh và mặt trăng quanh Mặt trời.

Mặt khác, trong vật lý học, giới nghiên cứu đã tìm được một mức độ tương đồng nhất định bằng cách so sánh các đặc điểm, tính chất và các đại lượng vật lý khác trong Hệ Mặt trời và các nguyên tử.

Dựa trên mô hình thế năng Coulomb trong mô hình nguyên tử, một số nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chúng rất giống với cấu trúc của Hệ Mặt Trời về kích thước, mật độ và khối lượng bằng cách nghiên cứu các hệ hành tinh tương tự như mô hình "nguyên tử".

Cấu trúc của nguyên tổ Oxy và Hệ mặt trời của chúng ta

Hệ Mặt trời của chúng ta bao gồm một Mặt trời ở giữa với 8 hành tinh quay quanh nó theo quỹ đạo của chúng. Nguyên tố Oxy có một hạt nhân và 8 electron nhỏ hơn quay quanh nó theo quỹ đạo của chúng. Giữa hai hệ thống này có một sự tương quan giống nhau.

Liệu có thể nào electron thứ ba tính từ hạt nhân của nguyên tố Oxy tương tự như Trái đất của chúng ta - hành tinh thứ ba tính từ Mặt trời - nó chỉ ở quy mô rất nhỏ mà thôi? Có lẽ thậm chí cũng có những loài sinh vật nhỏ bé sống trên điện tử đó?

Hệ mặt trời như nguyên tử

Theo dòng suy nghĩ đó, có lẽ các hệ mặt trời thực sự là "các nguyên tử" trong một vũ trụ lớn hơn nhiều. Một số ngôi sao rất lớn và một số nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời của chúng ta—giống như một số hạt nhân nguyên tử lớn và một số nhỏ, tùy thuộc vào số nguyên tử và trọng lượng của chúng. Các thiên hà quay trong vũ trụ có thể cũng giống như các xoáy quay trong chất lỏng hoặc chất khí.

Hệ mặt trời chỉ như một lạp tử trong Hệ Ngân hà và có thể là nguyên tử của một 'sinh vật vũ trụ' nào đó.
Hệ mặt trời chỉ như một lạp tử trong Hệ Ngân hà và có thể là nguyên tử của một 'sinh vật vũ trụ' nào đó. (Ảnh: Pixabay)

Vì có sự giống nhau này, nên có thể nào mỗi hệ mặt trời thực sự là một nguyên tử trong một hệ vật chất nào đó?

Hệ mặt trời của chúng ta có thể giống với nguyên tố Oxy, trong khi những hệ khác có thể giống như Clo, Sắt hoặc Uranium. Trên thực tế, Vũ trụ mà chúng ta nhìn thấy qua kính thiên văn có thể chỉ là tập hợp của hàng tỷ nguyên tử trong một Vũ trụ lớn hơn.

Có lẽ chúng ta thậm chí là một phần của các nguyên tử trên một sinh vật khổng lồ nào đó, và vũ trụ là một tế bào của nó. Một số người cho rằng vũ trụ thực sự là một thực thể tồn tại sự sống, có hơi thở và nhịp điệu, giả thuyết này được gọi là "Sinh vật vũ trụ".

Theo các nhà khoa học đưa ra giả thuyết này, nguyên mẫu sự sống này tuân theo các quy luật tự nhiên và hình thành cấu trúc của vũ trụ theo trình tự thông qua ba cấp độ vật lý, hóa học và sinh học. Toàn bộ vũ trụ được tạo thành từ các dạng sống tương tác với nhau, tương tự như cơ thể sống hay như những tế bào.

Điều đáng chú ý là giả thuyết về "Sinh vật vũ trụ" này vẫn chưa được chứng minh rộng rãi, và phần lớn giới khoa học cũng tỏ ra hoài nghi và thận trọng với nó. Bởi vì một hệ thống sống giống như tế bào bao phủ toàn bộ vũ trụ có thể quá lớn và phức tạp để có thể chứng minh rõ ràng sự tồn tại của nó.

Vũ trụ rộng lớn của chúng ta có thể là một Sinh vật vũ trụ.
Vũ trụ rộng lớn của chúng ta có thể là một Sinh vật vũ trụ. (Ảnh minh hoạ: ScienceFreak/Pixabay)

Thế hệ chúng ta chưa thể chứng minh và đó là vấn đề của khoa học

Tất nhiên, điều này chưa thể khẳng định, ít nhất là trong thế hệ của chúng ta. Nhưng những cấu trúc giống nhau như thế cho thấy rằng vũ trụ này thật bao la rộng lớn và con người chúng ta còn có kiến thức quá hạn hẹp để có thể hiểu được nó.

Tuy nhiên, việc tư duy và đưa ra các dự đoán là những điều rất khoa học và thú vị. Các nhà văn khoa học viễn tưởng đã sử dụng suy đoán đó để viết truyện và phim để thưởng thức, nhưng họ cũng nêu ra một vấn đề để chúng ta suy nghĩ.

Nhìn xa hơn, kiểm tra những điểm tương đồng và xu hướng để rút ra một số kết luận hoặc tạo ra một lý thuyết. Đó là những gì khoa học đang làm hiện nay.

Theo school-for-champions/phunuvietnam



BÀI CHỌN LỌC

Liệu Hệ mặt trời có phải là một nguyên tử nhỏ bé của ‘sinh vật vũ trụ'?