Máy gia tốc hạt lớn (LHC) phải đóng cửa sớm do khủng hoảng năng lượng tại châu Âu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra tại châu Âu, do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine, đang buộc máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới, Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider - LHC), phải đóng cửa sớm hơn nhiều tuần so với kế hoạch cho kỳ nghỉ đông. Dự kiến LHC cũng sẽ được sử dụng giảm thêm 20% vào năm 2023.

Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu, còn được gọi là CERN, sử dụng LHC để tiến hành nghiên cứu rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả khoa học vũ trụ, máy tính và y học. Chiếc máy này có lẽ được biết đến nhiều nhất khi nó chính là công cụ được sử dụng để khám phá ra hạt hạ nguyên tử Higgs Boson. Đây là một phát hiện được cho là quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu sự hình thành vũ trụ.

Máy LHC sẽ đóng cửa vào ngày 28 tháng 11

Tuy nhiên, các nghiên cứu đang đối diện với thực trạng là thiếu điện nghiêm trọng. CERN sử dụng trung bình 1,3 terawatt giờ điện mỗi năm, tương đương với lượng năng lượng mà một thành phố nhỏ với 230.000 dân sử dụng trong một năm. Riêng LHC sử dụng khoảng một nửa năng lượng số năng lượng này.

Malika Meddahi, Phó giám đốc phụ trách máy gia tốc và công nghệ của CERN, nói với Euronews Next, “Điều này vừa nhiều và cũng vừa là không nhiều năng lượng điện đối với một phòng thí nghiệm quy mô của chúng tôi, bởi vì nó tạo ra những lợi ích xã hội lớn do chúng tôi cung cấp”.

Phòng thí nghiệm Vật lý, nằm ở biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp, thường đóng cửa trong những tháng mùa đông lạnh giá khi nhu cầu năng lượng lên đến đỉnh điểm để giảm tải cho hệ thống năng lượng của châu Âu.

Khi chính phủ Pháp kêu gọi quốc gia áp dụng "chính sách an toàn năng lượng", phòng thí nghiệm vật lý đã quyết định hưởng ứng và có kế hoạch cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng trong năm nay và năm tới.

Khu phức hợp nơi đặt máy LHC sẽ đóng cửa vào ngày 28 tháng 11, sớm hơn hai tuần so với kế hoạch ban đầu và việc sử dụng LHC sẽ giảm thêm 20% vào năm 2023.

Các thí nghiệm khoa học sẽ bị ảnh hưởng

Khu phức hợp này đã sẵn sàng đóng cửa trong trường hợp cần thiết, chỉ cần có vài giờ thông báo trước, nếu cuộc khủng hoảng năng lượng ở Pháp hoặc châu Âu trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều thí nghiệm sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp cắt giảm năng lượng, một số thậm chí sẽ bị trì hoãn trong nhiều năm và dự kiến sẽ phải ngừng hoạt động.

“Đối với Máy Gia tốc Lớn của chúng tôi, đúng là sẽ có hai tuần dữ liệu bị mất kết nối. Tuy nhiên, với lượng dữ liệu đang được tích lũy hiện tại và sẽ được tích lũy cho đến năm 2025, tác động có thể sẽ ít đáng kể hơn”, Meddahi nói.

Thiếu điện cũng ảnh hưởng đến các tổ hợp khoa học khác

CERN không phải là tổ hợp khoa học duy nhất đối diện với tình trạng hỗn loạn trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Electron Synchrotron (DESY) của Đức, đặt tại Hamburg, nơi có tia laser tia X mạnh nhất thế giới, cũng đang phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng cao.

Cơ sở này mua năng lượng trước ba năm để quản lý giá tăng đột biến, tuy nhiên Wim Leemans, giám đốc bộ phận máy gia tốc tại DESY gần đây đã nói với Nature rằng “với mức giá hiện tại, chúng tôi không đủ khả năng chi trả”.

Các cơ sở khoa học trên toàn cầu đang bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến chi phí năng lượng, và xem xét nguồn cung cấp năng lượng để điều chỉnh chế độ hoạt động của chúng.

Siêu máy tính LUMI mới khánh thành, hoạt động ở Phần Lan, lấy toàn bộ năng lượng từ năng lượng thủy điện tái tạo. Hệ thống cũng được thiết kế để tận dụng nhiệt độ thấp của khu vực như một hệ thống làm mát tự nhiên, nhằm giảm tiêu thụ năng lượng.

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Máy gia tốc hạt lớn (LHC) phải đóng cửa sớm do khủng hoảng năng lượng tại châu Âu