Thành công tái tạo nhiên liệu sử dụng trong luyện đồng của người Ai Cập cổ đại

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khảo cổ học đã tái tạo lại một công nghệ nấu chảy đồng đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ đại bằng cách sử dụng chính vật liệu mà người Ai Cập đã sử dụng cách đây khoảng 4.000 năm.

Rất nhiều khám phá đã tiết lộ những chi tiết đáng kinh ngạc về sự phát triển công nghiệp ở Ai Cập cổ đại. Chúng tôi đã đăng bài về Phát hiện nhà máy bia cổ đại ở thành phố Abydos - Ai Cập. Giờ đây, một nhóm các nhà khảo cổ học đã khôi phục lại công nghệ nấu chảy đồng của người Ai Cập, bằng chứng chỉ có thể được tìm thấy tại một địa điểm công nghiệp cổ đại.

Các nhà khảo cổ đã tiến hành một số nghiên cứu và thử nghiệm về các công nghệ luyện đồng thời cổ đại. Trong một lần, họ đã có thể khôi phục lại công nghệ nấu chảy đồng của người Ai Cập đã được sử dụng hơn 4.000 năm trước.

Địa điểm Ain Sokhna, nằm ở phía bắc của Vịnh Suez, đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp đồng cho các vương quốc ở Thung lũng sông Nile trong thời Cổ đại (khoảng 2649-2152 trước Công nguyên) và Trung đại (khoảng 2040-1783 trước Công nguyên).

Đến nay, khoảng 80 lò luyện đồng đã được khai quật ở đây, có niên đại từ đầu thời kỳ Trung Vương quốc (Middle Kingdom) (cách đây khoảng bốn nghìn năm).

Khám phá các lò luyện đồng của người Ai Cập cổ đại

Các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng gỗ keo và phân lừa, có tác dụng điều chỉnh nhiệt. Đây chính là nhiên liệu luyện đồng trong điều kiện thiếu thốn nhiên liệu ở sa mạc. Sự kết hợp này tạo ra độ chính xác cao nhất giữa kết quả thí nghiệm và bằng chứng khảo cổ học.

Công nghệ của các lò này cho thấy mức độ tiêu chuẩn hóa cao trong công nghệ luyện đồng của Ai Cập. Hơn nữa, nó là ví dụ được ghi chép đầy đủ duy nhất về việc luyện kim của Ai Cập trong thời kỳ này. Vào đầu thời kỳ Trung Vương quốc, quặng đồng được lấy ở miền nam Sinai và sau đó được chuyển đến Ain-Sokhna trên các con tàu để chế biến.

Tuy nhiên, một số lượng lớn các lò luyện cần một lượng lớn gỗ, điều này buộc người Ai Cập phải tìm kiếm các công nghệ tối ưu, có tính đến việc không có rừng trên sa mạc.

Lò thử nghiệm được tạo ra bởi các nhà khảo cổ học đã cố gắng sử dụng công nghệ của Ai Cập cổ đại để nấu chảy đồng.
Lò thử nghiệm được tạo ra bởi các nhà khảo cổ học đã cố gắng sử dụng công nghệ của Ai Cập cổ đại để nấu chảy đồng. Hình ảnh: G. Verly và cộng sự/Tạp chí Khoa học Khảo cổ học

Georges Verly làm việc tại Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ, cùng với các nhà khoa học từ Pháp và Hà Lan, đã tiến hành thử nghiệm quy mô lớn nhằm tái tạo lại các lò nung và công nghệ nấu chảy từng được sử dụng ở Ain Sokhna.

Thử nghiệm công nghệ luyện đồng của người Ai Cập cổ đại

Theo các nhà khoa học, thời cổ đại có hai loại chất đốt thích hợp - gỗ nguyên liệu và than củi (ở Ai Cập chủ yếu từ cây keo). Gỗ có ưu điểm là cần ít công đoạn trước khi sử dụng và ít lãng phí hơn.

Ngoài ra, nhiên liệu thích hợp khác là phân lừa khô, loại nhiên liệu rất dễ dàng cho việc đóng gói và vận chuyển. Các nhà khảo cổ đã cho biết rằng phân lừa khô đã được sử dụng trong việc đun nấu.

Họ cho rằng phân lừa khô có thể đã được sử dụng để làm nhiên liệu nấu chảy đồng. Họ cho rằng điều này sẽ giảm tiêu thụ gỗ hoặc than, cũng như kiểm soát được nhiệt độ của lò (trung bình không quá 900 độ C).

Các nhà khoa học đã thử nghiệm tổng cộng 1.500 giờ, dựa trên dữ liệu về trạng thái của lớp lót và xỉ, cũng như chất lượng của đồng thu được, họ đã đưa ra kết luận. Sự kết hợp giữa gỗ và phân lừa khô rất thích hợp để nấu chảy quặng đồng vì nó có thể nung nóng nồi nấu quặng mà không cần gia tăng nhiệt độ nung quá cao, cho phép tái sử dụng các lò nung.

Các nhà khoa học kết luận rằng, người Ai Cập cổ đại đã kết hợp sử dụng gỗ và phân lừa khô làm nhiên liệu luyện đồng ở Ain-Sokhna thuộc thời kỳ đầu của Vương quốc Trung cổ. Nếu chỉ sử dụng gỗ, than củi mà không có phân lừa khô, dẫn đến kết quả không phù hợp.

Theo Curiosmos



BÀI CHỌN LỌC

Thành công tái tạo nhiên liệu sử dụng trong luyện đồng của người Ai Cập cổ đại