Phát hiện mới giúp con người sắp sở hữu khả năng 'tàng hình'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo RT, các nhà nghiên cứu tại Đại học California Irvine (UCI), Mỹ, đã nuôi cấy thành công tế bào người có khả năng ngụy trang tương tự như da của mực hoặc bạch tuộc.

Các nhà nghiên cứu đã chuyển thành công cách ngụy trang tự nhiên có ở một số loài mực, bạch tuộc vào tế bào của con người.

Trong khi nhiều người coi đây là một bộ phim khoa học viễn tưởng, các nhà nghiên cứu của UCI khẳng định rằng đây thực chất là một môn khoa học khó - sử dụng các quan sát, thí nghiệm có hệ thống và đôi khi là toán học cho những người hiểu biết.

Con người có thể tự biến mình thành "vô hình".
Con người có thể tự biến mình thành "vô hình". (Ảnh minh họa: Pixabay)

Atrouli Chatterjee, tác giả chính của nghiên cứu và chuyên gia về kỹ thuật hóa học và phân tử sinh học tại UCI, cho biết: “Dự án nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các hệ thống và mô tế bào với các đặc tính có thể kiểm soát được để truyền, phản xạ và hấp thụ ánh sáng .

Chatterjee được lấy cảm hứng từ con mực cái Doryteuthis - có thể thay đổi lớp phủ của da từ trắng đục sang gần trong suốt như một cơ chế bảo vệ, sử dụng protein Reflectin.
Các nhà nghiên cứu đã chế tạo một số hạt dựa trên protein Reflectin và cấy vào tế bào người để tạo cho nó có khả năng "tàng hình" độc đáo này.

Gorodetsky, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng các tế bào không chỉ phản xạ lại mà còn“ đóng gói ”các protein trong cấu trúc nano hình cầu và phân phối chúng ở khắp mọi nơi trong tế bào”. Điều này cho biết và nhấn mạnh cơ chế hoạt động của tế bào người gần giống như cách mà mực và bạch tuộc thường ngụy trang.

Một con mực nang như vô hình với môi trường xung quanh. (Ảnh: Iscience)
Một con mực nang như vô hình với môi trường xung quanh. (Ảnh: Iscience)

Các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra xem các tế bào có thể "bật hoặc tắt" khả năng ngụy trang này bằng cách sử dụng các kích thích bên ngoài hay không. Các nhà nghiên cứu đã đặt các tế bào vào hai đĩa thủy tinh có phủ muối nhưng ở nồng độ khác nhau.
Các tế bào tiếp xúc nhiều với natri clorua sẽ phân tán nhiều ánh sáng hơn và nổi bật hơn môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, bước đột phá này mới chỉ được khai thác trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, khả năng tạo ra những con người “vô hình” vẫn còn rất xa vời.

Một số loài bạch tuộc, mực và sinh vật biển có các mô chuyên biệt trong cơ thể của chúng, cho phép chúng sử dụng ánh sáng và hòa trộn với môi trường xung quanh để khiến kẻ thù hoặc con mồi không thể phát hiện ra.

Ngọc Mai

Theo Scienceinfor



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện mới giúp con người sắp sở hữu khả năng 'tàng hình'?