Tên lửa thám hiểm Mặt trăng Artemis I của NASA đã cất cánh thành công, sau Apollo 50 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tên lửa thám hiểm Mặt trăng mới của NASA đã rời khỏi bệ phóng, thực hiện chuyến bay thử nghiệm với ba người nộm trên tàu vào hôm thứ Tư (16/11). Đây là một bước tiến lớn của Hoa Kỳ trong việc đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng, lần đầu tiên kể từ khi chương trình Apollo kết thúc 50 năm trước.

Nếu mọi việc suôn sẻ trong suốt chuyến bay kéo dài ba tuần, khoang Orion chứa phi hành đoàn sẽ được đưa vào một quỹ đạo xung quanh mặt trăng; và sau đó quay trở lại Trái đất, hạ cánh ở Thái Bình Dương vào tháng 12.

Sau nhiều năm trì hoãn và chi phí vượt quá hàng tỷ USD, tên lửa Space Launch System đã rời khỏi bệ phóng, bay lên từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy với lực đẩy 4 triệu kg, đạt vận tốc 160km / giờ và lao vút lên trời trong vòng vài giây. Khoang chở phi hành gia Orion được đặt trên đỉnh tên lửa và chưa đầy hai giờ sau khi bay, đã bay ra khỏi quỹ đạo của Trái đất hướng về Mặt trăng.

Quản trị viên NASA Bill Nelson cho biết: “Đây là điều thật tuyệt vời. Chúng tôi sẽ ra ngoài vũ trụ để khám phá thiên đường và đây là bước tiếp theo".

Vụ phóng tên lửa lên Mặt trăng diễn ra sau gần ba tháng xảy ra vụ rò rỉ nhiên liệu khiến tên lửa vẫn nằm trong nhà chứa máy bay và bệ phóng. Cơn bão Nicole vừa qua cũng đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Mặc dù cơn bão đã gây ra một số thiệt hại, cuối cùng thì các nhà quản lý đã quyết định thực hiện vụ phóng này.

Ước tính có khoảng 15.000 người tới chứng kiến vụ phóng tên lửa, đã làm ùn tắc bãi phóng một chút. Ngoài ra, hàng nghìn người khác xếp hàng dọc các bãi biển và con đường bên ngoài cổng bãi phóng, để chứng kiến. Đây là Sứ mệnh tiếp theo của NASA được chờ đợi từ lâu, sau khi Sứ mệnh Apollo, đã đưa 12 phi hành gia lên trên mặt trăng từ năm 1969 và 1972. Nhiều người cũng tụ tập thành đám đông bên ngoài trung tâm NASA ở Houston và Huntsville, Alabama, để xem cảnh tượng trên màn hình khổng lồ.

Tiếng hò reo vang động đã bật lên, khi tên lửa được phóng lên, tạo ra một vệt lửa khổng lồ về phía không gian, với hình bán nguyệt rực sáng và các tòa nhà xung quanh rung chuyển.

Việc phóng tên lửa thành công này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis của NASA, được đặt theo tên người chị em song sinh trong thần thoại của Apollo. Cơ quan vũ trụ đang đặt mục tiêu đưa 4 phi hành gia bay vòng quanh Mặt trăng trong chuyến bay tiếp theo vào năm 2024; và đưa các phi hành gia hạ cánh ở đó sớm nhất là vào năm 2025.

“Đối với thế hệ Artemis, đây là dành cho các bạn” giám đốc vụ phóng tên lửa Charlie Blackwell-Thompson nói đến tất cả những người sinh ra sau Sứ mệnh Apollo. Sau đó, bà nói với nhóm của mình: "Các bạn đã đạt được vị trí của mình trong lịch sử".

Tên lửa SLS dài 98 mét là tên lửa mạnh nhất từng được NASA chế tạo, với lực đẩy mạnh hơn cả tàu con thoi hoặc tàu Saturn V hùng mạnh đã đưa con người lên Mặt trăng. Một loạt vụ rò rỉ nhiên liệu hydro đã cản trở các nỗ lực phóng vào mùa hè cũng như các cuộc thử nghiệm sau đó. Một lỗ rò rỉ mới đã được phát hiện tại một địa điểm mới trong quá trình tiếp nhiên liệu vào tối thứ Ba, nhưng các kỹ thuật viên đã siết chặt lại chiếc van bị lỗi. Sau đó, một trạm radar của Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ gặp sự cố, dẫn đến một sự rắc rối khác, lần này là để thay thế một bộ chuyển mạch ethernet.

“Tên lửa vẫn đang hoạt động. Nó kêu cót két. Nó đang tạo ra những tiếng ồn lớn. Điều đó khá đáng ngại”, Trent Annis, một trong ba kỹ thuật viên bước vào khu bệ phóng để khắc phục sự cố rò rỉ, cho biết. “Trái tim tôi đập thình thịch. Thần kinh của tôi cũng đã dao động".

Khoang phi hành gia Orion sẽ đến Mặt trăng vào thứ Hai, cách Trái đất hơn 370.000 km. Sau khi bay đến cách mặt trăng 130 km, khoang phi hành đoàn sẽ đi vào một quỹ đạo có vòng xoay rời xa hơn, làm kéo dài khoảng cách lên tới 64.000 km.

Chuyến bay thử nghiệm trị giá 4,1 tỷ USD sẽ kéo dài 25 ngày, tương đương với thời gian các phi hành đoàn sẽ thực hiện chuyến bay thám hiểm thật. Cơ quan vũ trụ dự định thử nghiệm tàu vũ trụ đến giới hạn của nó để phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào trước khi các phi hành gia thực hiện cuộc thám hiểm Mặt trăng. Những chiếc người nộm — NASA gọi chúng là moonequins — được gắn các cảm biến để đo các chỉ số như rung động, gia tốc và bức xạ vũ trụ.

Nelson cảnh báo "không phải mọi vấn đề đều sẽ ổn" trong bản demo này. Một số vấn đề nhỏ đã sớm xảy ra trong chuyến bay, mặc dù các dấu hiệu ban đầu là tên lửa đẩy và động cơ hoạt động tốt.

“Cá nhân tôi sẽ không thật sự thoải mái cho đến khi chúng tôi nhận được sự đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các phi hành gia”, quản lý sứ mệnh Mike Sarafin nói với các phóng viên.

Tên lửa được khởi động chạy thử nghiệm vào năm 2017. Các cơ quan giám sát của chính phủ ước tính NASA sẽ chi tới 93 tỷ USD cho dự án đến năm 2025.

Cuối cùng, NASA hy vọng sẽ thiết lập một căn cứ trên Mặt trăng và đưa các phi hành gia lên sao Hỏa vào cuối những năm 2030 hoặc đầu những năm 2040.

Nhưng nhiều rào cản vẫn cần được xóa bỏ. Viên nang Orion sẽ chỉ đưa các phi hành gia lên quỹ đạo Mặt Trăng chứ không phải đưa họ xuống bề mặt.

NASA đã thuê SpaceX của Elon Musk để phát triển tàu đổ bộ Starship, thế hệ tàu đổ bộ mặt trăng Apollo của thế kỷ 21. Starship sẽ chở các phi hành gia qua lại giữa Orion và bề mặt Mặt Trăng, ít nhất là trong chuyến đi đầu tiên vào năm 2025. Kế hoạch là đặt tàu Starship và sau đó là tàu đổ bộ của các công ty khác trên quỹ đạo xung quanh Mặt trăng, sẵn sàng sử dụng bất cứ khi nào các phi hành đoàn Orion mới lên.

Sơ đồ chuyến bay của khoang chở phi hành đoàn Orion thuộc Sứ mệnh Artemis. Ảnh: Epoch Times

Phản bác lại một lập luận được đưa ra trong những năm 1960, nhà sử học Alex Roland của Đại học Duke đặt câu hỏi về giá trị của chuyến bay vũ trụ đưa con người vào không gian, nói rằng robot và tàu vũ trụ điều khiển từ xa có thể hoàn thành công việc với chi phí rẻ, hiệu quả và an toàn hơn.

Ông nói: “Trong tất cả những năm qua, không có bằng chứng nào chứng minh cho khoản đầu tư mà chúng ta đã thực hiện vào các chuyến bay đưa con người vào không gian - chỉ là để bảo vệ uy tín liên quan đến ngành tiêu dùng này”.

NASA đang đợi cho đến khi chuyến bay thử nghiệm này kết thúc, sẽ giới thiệu các phi hành gia tham gia chuyến bay tiếp theo và những người sẽ tiếp bước trong bước đường khởi động của Neil Armstrong và Buzz Aldrin trên tàu Apollo 11.

Hầu hết các thành viên phi hành đoàn, gồm 42 phi hành gia và 10 thực tập sinh của NASA thậm chí còn chưa được sinh ra khi các phi hành gia Gene Cernan và Harrison Schmitt đổ bộ lên mặt trăng và kết thúc kỷ nguyên Sứ mệnh Apollo 17, 50 năm trước vào tháng tới.

“Chúng tôi đang rời khỏi bộ đồ vũ trụ của mình với sự phấn khích”, phi hành gia Christina Koch cho biết trước khi tàu vũ trụ được phóng lên vào hôm thứ Ba.

Sau sứ mệnh Trạm vũ trụ quốc tế kéo dài gần một năm và đi bộ ngoài không gian của phi hành đoàn toàn nữ, Koch, 43 tuổi, nằm trong danh sách rút gọn của NASA cho chuyến bay lên mặt trăng. Phi hành gia Kayla Barron, 35 tuổi cũng vậy, người chứng kiến vụ phóng tên lửa đầu tiên của mình, không tính vụ phóng tên lửa của chính cô ấy cách đây một năm.

Barron nói: “Nó khiến tôi nghẹn thở, và tôi đã rơi nước mắt. Thật là một thành tích đáng kinh ngạc".

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tên lửa thám hiểm Mặt trăng Artemis I của NASA đã cất cánh thành công, sau Apollo 50 năm