Mặt trăng lại làm ‘đau đầu' các nhà khoa học: Nó đã quay lộn ‘từ trong ra ngoài'? 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong nhiều thập kỷ gần đây, những giả thuyết về sự hình thành Mặt trăng đã liên tục thay đổi. Một mô hình lý thuyết kết hợp với các dữ liệu lưu trữ đã cho thấy một bức tranh kỳ lạ về Mặt trăng: Nó đã quay lộn 'từ trong ra ngoài'. 

Theo trang DiscoverMagazine, các phần của lớp magma nóng chảy ban đầu chìm xuống dưới lớp vỏ. Trải qua hàng thiên niên kỷ, các khoáng chất đậm đặc trộn lẫn với lớp phủ, tan chảy và quay trở lại bề mặt dưới dạng dòng dung nham giàu titan. Một bài báo trên tạp chí Nature Geoscience đã trình bày chi tiết và xác nhận sự chuyển đổi này.

Jeff Andrews-Hanna, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Hành tinh và Mặt trăng của Đại học Arizona, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Mặt trăng của chúng ta thực sự đã lộn ngược từ trong ra ngoài”. “Nhưng có rất ít bằng chứng vật lý làm sáng tỏ chuỗi sự kiện chính xác trong giai đoạn quan trọng này của lịch sử mặt trăng, và có rất nhiều sự bất đồng về chi tiết những gì đã xảy ra – theo nghĩa đen.”

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên sự kết hợp giữa dữ liệu vật lý và mô hình lý thuyết để đi đến kết luận của họ.

Đầu tiên, các phi hành gia Apollo hơn 50 năm trước đã mang đá nham thạch bazan – có hàm lượng titan cao – từ Mặt trăng về Trái đất để nghiên cứu. Thật đáng ngạc nhiên vì các nhà khoa học vốn cho rằng titan không thể được tìm thấy trên bề mặt mặt trăng.

Sau đó, các quan sát vệ tinh cho thấy đá giàu titan chủ yếu đến từ bề mặt gần Trái đất của mặt trăng. Nhưng làm thế nào và tại sao chúng lại có thể xuất hiện ở nơi đó thì vẫn chưa được biết.

Một nhóm các nhà khoa học do Nan Zhang tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh dẫn đầu đã thiết kế một mô hình để có thể giải thích điều đó. Zhang (cũng là đồng tác giả của bài báo mới nhất) và các đồng nghiệp dự đoán rằng vật liệu giàu titan bên dưới lớp vỏ lần đầu tiên di chuyển đến phía gần của mặt trăng, có thể được kích hoạt bởi một tác động lớn ở phía xa của Mặt trăng.

Vật chất từ phía xa của Mặt trăng được chảy vào bên trong qua các khe của các mảng kiến tạo, khi vật chất dày đặc đó chìm xuống, nó để lại một khe hở nhỏ tạo ra sự giao nhau với các vật thể tuyến tính giàu titan dày đặc bên dưới lớp vỏ.

Theo Science Alert, dấu vết của lớp phủ bị đảo lộn được phát hiện từ bất thường tại khu vực mang tên KREEP Terrane trên Mặt trăng, giàu kali, các nguyên tố đất hiếm và phốt pho một cách bất ngờ.

KREEP Terrane thuộc về một đồng bằng bazan rộng lớn trên Mặt trăng, nơi giàu khoáng chất gọi là ilmenit - làm từ titan và sắt - khá đậm đặc giống như đá chứa nó.

Lẽ ra khi magma kết thúc quá trình làm mát và kết tinh, các khoáng chất đậm đặc phải dần chìm về phía lõi của nó. Còn nếu chúng được đưa lên một ít bởi hoạt động núi lửa, lẽ ra chúng phải được dàn đều trên khắp bề mặt của Mặt trăng.

Phân tích qua các mô hình khác nhau, cuối cùng nhóm nghiên cứu xác định việc tập trung các nguyên tố nặng một cách bất thường ở khu vực này chỉ có thể do lớp phủ của Mặt Trăng hoàn toàn bị đảo lộn sau khi hình thành.

Sự xáo trộn này đã lật ngược các vật liệu ở phần dưới cùng của lớp phủ lên tận bên trên ở một số nơi, từ đó tạo ra sự bất thường này.



BÀI CHỌN LỌC

Mặt trăng lại làm ‘đau đầu' các nhà khoa học: Nó đã quay lộn ‘từ trong ra ngoài'?