Mặt Trời bị vỡ một phần khiến giới khoa học sửng sốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học đã bối rối sau khi vật chất vỡ ra khỏi bề mặt của mặt trời và tạo ra một vòng xoáy giống như cơn lốc xoáy xung quanh cực bắc của nó.

Trong một góc quay hiếm có, một mảnh nhỏ của mặt trời đã vỡ ra và tạo thành một vòng xoáy giống như cơn lốc xoáy quanh cực bắc của mặt trời. Hiện tượng này đã được NASA ghi lại trên Kính viễn vọng Không gian James Webb, theo New York Post.

Dải plasma hình vòng cung khổng lồ bắn lên từ bề mặt Mặt Trời, sau đó vỡ ra trong khí quyển và rơi xuống, bay vòng quanh cực bắc của ngôi sao với tốc độ hàng nghìn dặm một phút, rồi biến mất. Toàn bộ cảnh tượng kéo dài khoảng 8 giờ đã được ghi lại bởi Đài quan sát Động lực học Mặt Trời của NASA, Live Science hôm 10/2 đưa tin.

Tiến sĩ Tamitha Skov, một nhà dự báo thời tiết không gian, đã chia sẻ hiện tượng này trên Twitter.

"Nói về cơn lốc xoáy ở vùng cực! Một phần mặt trời vừa tách khỏi bề mặt và hiện quay cuồng dưới dạng cơn lốc xoáy khổng lồ ở cực bắc của ngôi sao chúng ta", bà viết.

Tiến sĩ đã đính kèm một đoạn video do Đài quan sát Động lực học Mặt trời của NASA ghi lại.

Theo bài viết của Space.com, loại hoạt động này của mặt trời xuất hiện ở vĩ độ 55º cứ sau 11 năm — đây là khoảng thời gian của mỗi chu kỳ mặt trời. Từ trường mặt trời tự đảo ngược trong chu kỳ này.

Nhưng các nhà khoa học không hiểu tại sao những ngọn lửa như vậy lại bùng phát trong mỗi chu kỳ như vậy. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy một mảnh vỡ hình thành một cơn lốc cực.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phần lớn của mặt trời đã bị phá vỡ
Ảnh: NASA/GSFC/SDO NASA

Scott McIntosh, nhà vật lý năng lượng và phó giám đốc tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ ở Boulder, nhấn mạnh rằng plasma Mặt Trời hoạt động theo cách này là điều chưa từng thấy trước đây, nhưng cho biết đã ghi nhận nhiều dải plasma dài thường xuyên phun trào gần các đường vĩ độ 55 của ngôi sao, nơi tai lửa kỳ lạ được phát hiện.

Theo ông McIntosh, các vụ phun trào mặt trời và vết đen có thể xảy ra do mặt trời hoạt động tích cực hơn bao giờ hết trong thời gian này.

Ông nói với Space.com: "Cứ sau mỗi chu kỳ của mặt trời, nó lại hình thành ở vĩ độ 55 độ và nó bắt đầu di chuyển đến các cực của mặt trời. Tại sao nó chỉ di chuyển về phía cực một lần rồi biến mất và sau đó quay trở lại sau một chu kỳ?"

Các nhà khoa học biết rằng hiện tượng đó có liên quan với sự đảo chiều từ trường của mặt trời, nhưng họ chưa nắm được manh mối nào để có thể đưa ra lời giải thích về vấn đề này.

Cực đại Mặt Trời tiếp theo được dự đoán bắt đầu vào năm 2025 và hoạt động của ngôi sao rõ ràng đã tăng lên trong vài tháng qua.

Lửa Mặt trời cực mạnh đang hướng về Trái đất

Trong một diễn biến khác, vết đen Mặt trời AR3213 mới phát ra lửa Mặt trời cường độ cao hơn, có thể gây sự cố mất điện vô tuyến nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.

Cụ thể, sáng 8/2, vết đen Mặt trời AR3213 phát ra một ngọn lửa Mặt trời cấp M và ngày 9/2 ngọn lửa này tiếp tục chiếu về Trái đất mạnh hơn, theo NASA.

Theo trang Spaceweather.com, ngọn lửa Mặt trời này đã gây sự cố mất điện trên các đài vô tuyến sóng ngắn vào sáng 8/2.

Ảnh minh họa về ngọn lửa Mặt trời - Ảnh: ISTOCK
Ảnh minh họa về ngọn lửa Mặt trời - Ảnh: ISTOCK

Đài quan sát động lực học Mặt trời của Cơ quan Quản lý Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết vết đen Mặt trời AR3213 trải dài 100.000km trên bề mặt Mặt trời, đủ lớn để chứa 8 hành tinh cỡ Trái đất.

Dự đoán từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA), khả năng xuất hiện thêm các đợt bùng phát cấp M hiện đã tăng lên 55%.

Vết đen Mặt trời AR3213 hiện đang hướng về phía Trái đất và có khả năng phát ra ngọn lửa cường độ cao hơn. Nếu đúng như vậy, sẽ xảy ra sự cố mất điện vô tuyến nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến nhiều người ở những nơi khác trên thế giới.

Dương Minh tổng hợp

Xem thêm:

 



BÀI CHỌN LỌC

Mặt Trời bị vỡ một phần khiến giới khoa học sửng sốt