Ngoài ý muốn, ‘Thịnh vượng chung’ của ông Tập mang lại thịnh vượng cho… Singapore

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau 40 năm cải cách mở cửa, kinh tế tư nhân đóng góp 50% nguồn thu thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% đổi mới công nghệ, 80% lao động thành thị, 90% việc làm mới… Nhưng giờ ông Tập muốn “Thịnh vượng chung”, cưỡng ép khối tư nhân này phải “từ thiện” cho nhà nước trong bối cảnh GDP điêu tàn, quả bóng bất động sản đang vỡ ra, người và của khu vực này đang tháo chạy khỏi Trung Quốc và mang lại “thịnh vượng” cho nước láng giềng.

Được mệnh danh là 1 trong 4 con rồng Châu Á cùng với Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, Singapore là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới.

Singapore được xem là trung tâm tài chính lớn thứ 4 và là một trong 5 cảng biển bận rộn nhất trên toàn cầu. Không chỉ mang lại cơ hội phát triển lớn cho các nhà đầu tư, vì những các thuận tiện như sử dụng tiếng Trung và tiếng Anh, Singapore đang được coi là một trong những cảng tránh nạn lý tưởng đối với những người giàu ở Trung Quốc.

Ngoài ra, Chính phủ Singapore cũng cung cấp nhiều ưu đãi khác nhau cho những người giàu có đầu tư vào nước này, chẳng hạn như những người trưởng thành đầu tư từ 2,5 triệu USD trở lên là có thể xin giấy cư trú vĩnh viễn, v.v. Điều đó đã trở thành lý do khiến những triệu phú của Trung Quốc lựa chọn Singapore là điểm đến để chuyển tài sản.

8 trên 50 người giàu nhất Singapore năm 2021 đến từ Trung Quốc

Theo danh sách mới nhất về top 50 người giàu nhất Singapore do Forbes Asia công bố năm ngoái (2021), tổng tài sản của 50 người giàu nhất Singapore đã tăng 25%, cụ thể là 208 tỷ USD, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Trong số đó có 8 người đến từ Trung Quốc, tổng tài sản của họ là 73,56 tỷ USD, chiếm 35% tổng tài sản của top 50 người giàu nhất đảo quốc sư tử.

Ví dụ, một báo cáo tài chính tiết lộ rằng vợ chồng ông Trương Dũng (Zhang Yong) và bà Thư Bình (Shu Ping), những người sáng lập chuỗi lẩu hàng đầu Trung Quốc Haidilao, đã di dân đến Singapore từ lâu, sau khi công ty của họ được niêm yết trên sàn chứng khoán. Họ thậm chí còn trở thành người giàu nhất Singapore trong năm 2019. Vợ chồng ông Trương Dũng vẫn có tên trong Danh sách Người giàu Hurun năm 2021 với tài sản ròng là 95 tỷ nhân dân tệ.

Cùng nhập cư đến Singapore còn có ông Lý Tây Đình (Li Xiting), người sáng lập và chủ tịch của Mindray, nhà sản xuất thiết bị y tế lớn nhất Trung Quốc; ông Giang Nam Xuân (Jiang Nanchun), người sáng lập Focus Media; và ông Quý Kỳ (Ji Qi), người sáng lập Huazhu Hotels Group, v.v. Rất rõ ràng, trong khi di dân, những người này mang theo một lượng lớn tài sản ra nước ngoài.

Không chỉ thế, trong năm nay, đã có đến 10.000 triệu phú với 48 tỷ USD dự kiến rời Trung Quốc; một lượng lớn trong đó nhắm tới đích đến là Singapore với lượng hồ sơ chờ phê duyệt lên tời hàng ngàn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dùng “thần chú” [từng dùng trong quá khứ] là ‘tất cả cùng giàu’ để có thể thực thi chính sách thâu tóm tài sản khu vực kinh tế tư nhân một lần nữa. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân sẽ phải làm từ thiện bằng tiền cho nhà nước Trung Quốc. Nhà nước Trung Quốc hứa hẹn sẽ sử dụng số tiền đó để tái đầu tư, kinh doanh và phân phối phúc lợi cho người nghèo. Một viễn cảnh mơ hồ của “thịnh vượng chung”. Cách làm này đã được lịch sử chứng minh là tất yếu đi tới thất bại tại Trung Quốc cũng như bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng có lẽ, cạn kiệt nguồn lực tài chính, tăng trưởng và ngoại hối khiến ông Tập và đảng của ông phải nghĩ tới hạ sách này.

Xem thêm

Chuyên đề Phân tích Kinh tế Trung Quốc: ​​Quốc hữu hóa- Chiến lược để xoay con dao phản chủ vào dạ dày thay vì để nó đâm thẳng vào tim

Nguyên nhân quan trọng hơn, sát sườn hơn thúc đẩy làn sóng người và của tháo chạy mạnh mẽ hơn chính là ‘zero-Covid’. Phong toả khắc nghiệt, không còn cơ hội để kinh doanh, thậm chí là tiếp cận lương thực, y tế khiến người Trung Quốc không ngừng nghĩ tới tháo chạy vĩnh viễn khỏi quê hương của mình.

Vấn đề ở chỗ, một nơi quá nhỏ bé như Singapore khó có thể hấp thụ hết dòng tiền “chạy trốn” khỏi chế độ Bắc Kinh trong thời điểm này. Thị trường BĐS ở Singapore đang nóng lên vì dòng vốn từ Trung Quốc.

Giá nhà ở tại Singapore tăng nóng, cầu vượt cung

Mặc dù điều tốt ở Singapore là các cơ quan quản lý có hành động nhanh chóng để ngăn chặn thị trường bất động sản tăng trưởng vượt bậc. Biện pháp hạ nhiệt gần đây vào tháng 12/2021 là một ví dụ điển hình. Các biện pháp hạ nhiệt thường xuyên giúp thị trường không quá nóng và giảm nguy cơ điều chỉnh lớn. Việc tìm kiếm các thước đo tương đương về tỷ lệ giá trên tiền thuê nhà và giá trên thu nhập ở Singapore là rất khó. Dưới đây là một số tổng kết từ số liệu của Property Lim Brothers thu thập được.

Ngoài ý muốn, ‘Thịnh vượng chung’ của ông Tập mang lại thịnh vượng cho… Singapore

Chỉ số giá bất động sản đối với bất động sản tư nhân là căn hộ chung cư đã tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 1995 đến nay, xu hướng tương tự đang diễn ra với giá thuê căn hộ chung cư ở đất nước này.

Trong vòng 2 năm qua, giá thuê nhà chung cư tư nhân không có đất và căn hộ chung cư đã tăng 11%. Chỉ số cho thuê gần đây đã vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 134,4 (tháng 01/2013) với mức 136,9 vào tháng 04/2022. Nếu nhu cầu thuê chậm lại về lượng giao dịch, chúng ta có thể thấy sự hình thành của đỉnh cho thuê giá cả.

Ngoài ý muốn, ‘Thịnh vượng chung’ của ông Tập mang lại thịnh vượng cho… Singapore

Ngoài ý muốn, ‘Thịnh vượng chung’ của ông Tập mang lại thịnh vượng cho… Singapore

Ở đây, số liệu thị trường chỉ ra hai điều, dường như có liên quan mật thiết tới xu hướng tháo chạy khỏi chế độ Bắc Kinh và Singapore là địa điểm hưởng lợi chính của dòng vốn này: Giá nhà ở tăng theo cấp số nhân từ năm 2020, trong khi tiền lương chỉ tăng theo logarit. Nói cách khác, tiền lương tăng nhanh hơn ở cấp thấp hơn và giảm tốc ở cấp cao hơn. Giá nhà ở đã làm ngược lại, tốc độ tăng của chúng tăng nhanh theo thời gian, với tốc độ nhanh hơn ở các mức cao hơn. Với những khác biệt về tốc độ tăng trưởng này, giá nhà ở sẽ vượt xa tốc độ tăng lương nếu không có sự can thiệp kịp thời từ các cơ quan quản lý.

Theo thông tin trên The Strait Times cho biết, khoảng 3/4 tổng số căn hộ tại chung cư Sky Eden @ Bedok đã được bán với giá trung bình là 2.100 USD/m2 trong thời gian ra mắt vào thứ Tư (07/09).

Tổng cộng 118 căn của khu phức hợp 158 căn, là khu dân cư đầu tiên ra mắt tại Trung tâm Thị trấn Bedok sau 10 năm, đã được bán.

Nhà phát triển Frasers Property cho biết tất cả các căn 2 phòng ngủ đã được bán hết vào sáng thứ Năm (08/09).

Bà Lorraine Shiow, quyền Giám đốc điều hành khu dân cư Singapore tại Frasers Property, cho biết vị trí dễ tiếp cận của dự án trong một khu đất đã trưởng thành chứng tỏ sức hút lớn đối với người mua.

"Hơn nữa, người mua nhà đánh giá cao sự gần gũi của bất động sản với các trung tâm kinh tế đang phát triển mạnh ở Changi và Paya Lebar, những nơi được thiết lập để trải qua quá trình trẻ hóa hơn nữa và thêm sự sống động hơn cho khu Đông của Singapore", bà nói thêm.

Dự án phát triển cho thuê 99 năm bao gồm các căn hộ từ 2 đến 4 phòng ngủ có diện tích từ 657 ft vuông (tương đương với 62m2) đến 1.302 ft vuông (tương đương với 121m2) và sẽ có 12 cửa hàng ở tầng trệt.

Các căn hộ có giá từ 1.937 USD/m2, với căn 2 phòng ngủ giá từ 1,31 triệu USD.

Các căn hộ mới khác trong năm nay đều bán rất chạy khi ra mắt.

Tại AMO Residence, dự án khu dân cư tư nhân lớn đầu tiên ở Ang Mo Kio trong hơn tám năm, 98% số căn hộ đã được bán trong thời gian ra mắt vào tháng Bảy.

Vào tháng 5, Piccadilly Grand ở Farrer Park đã chứng kiến ​​77% số lượng căn hộ được bán vào cuối tuần ra mắt, trong khi tại Liv @ MB ở khu vực Mountbatten, hơn 75% số căn hộ của nó đã được bán vào cuối tuần ra mắt.

Người Hồng Kông cũng có ý định di dời vĩnh viễn đến Singapore?

Theo dữ liệu từ Hmlet và Far East Hospitality, một số khách đến từ Hồng Kông đang đặt phòng trong thời gian ngắn nhất là hai tuần, trong khi những người khác có ý định ở lại trong 12 tháng.

“Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết các đặt phòng từ Hồng Kông là để chuyển chỗ ở lâu dài đến Singapore,” ông Giselle Makarachvili, giám đốc điều hành của Hmlet cho biết.

“Thật thú vị, chúng tôi cũng ghi nhận một nhóm thành viên có mục đích đi du lịch ban đầu là để kinh doanh nhưng cuối cùng đã chuyển sang lưu trú vĩnh viễn”, ông Makarachvili nói thêm.

Khoảng 70% đặt phòng từ Hồng Kông tại Hmlet Homes là cho các đợt lưu trú ba tháng, yêu cầu tối thiểu. 30% số lượng đặt phòng còn lại dành cho thời gian lưu trú dài hạn hơn từ 6 đến 12 tháng.

Giám đốc điều hành cho biết thêm, khoảng 80% khách hàng của Hmlet Homes đến từ Hồng Kông là các gia đình có trẻ nhỏ.

Theo bà Tan Chia Hui, người đứng đầu bộ phận điều hành khách sạn và nhà ở dịch vụ, Far East Hospitality đã nhận được nhiều lượt đặt phòng - từ cả khách du lịch và doanh nghiệp đang tìm kiếm chỗ ở tạm thời cho nhân viên của họ.

Các đặt phòng của công ty thường trong khoảng thời gian từ một đến ba tháng, và đối với các căn hộ lớn hơn có từ hai đến bốn phòng ngủ, bà nói thêm.

“Điều này cho thấy rằng trong khi khách có thể chuyển nơi làm việc, họ cũng đang muốn đưa gia đình đi cùng”, bà nói.

Công ty hợp tác WeWork cho biết các địa điểm ở Singapore của họ đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng và yêu cầu từ các công ty có trụ sở tại Hồng Kông tăng gần 13% trong quý 4 năm 2021 so với quý 3.

JustCo cho biết họ không quan sát thấy sự gia tăng đáng kể, nhưng các tổ chức tài chính quốc tế ở Hồng Kông đang tìm kiếm không gian làm việc linh hoạt ở Singapore.

***

Sự chuyển dịch dân cư về phía Singapore khiến thị trường BĐS Singapore trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn. Năm 2022 đã chứng kiến chỉ số cho thuê cao nhất mọi thời đại tại đất nước này, cùng với giá cả nhà ở tăng theo cấp số nhân. Khi tiền của và nhân lực ở Trung Quốc và Hồng Kông lựa chọn tháo chạy khỏi chế độ Bắc Kinh, sự mất mát về kinh tế, tài chính và ‘thịnh vượng chung’ của đất nước này sẽ lớn hơn bao giờ hết.

Minh Đăng



BÀI CHỌN LỌC

Ngoài ý muốn, ‘Thịnh vượng chung’ của ông Tập mang lại thịnh vượng cho… Singapore