Những lời nói buột miệng nào có khả năng làm tổn thương người khác nhất?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đôi khi chúng ta thường nghĩ rằng giữa bạn bè, người thân với nhau không có khoảng cách nên thường buột miệng nói ra những lời nào đó mà không cần che miệng, nghĩ rằng mình đã ngầm hiểu nhau, và đối phương phải hiểu rằng chúng ta chỉ nói đùa.

Tuy nhiên, thực tế là những phản ứng vô tình tấn công cá nhân đó có thể gây tổn thương sâu sắc.

1. Phủ nhận sự tồn tại hoặc lời nói của đối phương

Những từ này thường xuất hiện ở những người có cá tính, chẳng hạn như: "Hả? Vậy là bạn vẫn ở đó à?", "Xin lỗi... bạn có thể ngậm miệng lại được không?", "Tôi nghĩ bạn không nói thì tốt hơn!”, “Bạn có thể tránh ra được không?", "Bạn có nhất định phải ở đây không?", "Bạn có thể không nói được không?" v.v.

Mặc dù những lời này không phải công kích cá nhân, nhưng rõ ràng là hạ thấp phẩm giá của người khác, có người không biết những lời như vậy có tính sát thương, còn cho rằng chúng hài hước!

Lần sau, nếu thật sự cần thiết phải yêu cầu đối phương rời khỏi cuộc họp hoặc giữ im lặng, tốt hơn hết bạn nên diễn đạt bằng giọng điệu nhẹ nhàng hơn và có nội dung cụ thể, ví dụ: “Tôi muốn thảo luận một số vấn đề riêng tư với bạn XX, không thuận tiện để cho người khác biết", “Trước hết mời bạn lắng nghe, sau đó tôi sẽ hỏi ý kiến của bạn được không?”.

2. Thuật ngữ khó hiểu hoặc khó giao tiếp

Ví dụ: "Tôi hoàn toàn không hiểu bạn đang nói về cái gì?", "Vậy vấn đề trọng tâm là?", "Bạn có hiểu tôi chút nào không?", “Bạn có đang nghe không?”, “Bạn gặp khó khăn trong giao tiếp à?”, “Điều tôi nói khó hiểu lắm sao?", "Bạn đến từ một hành tinh xa lạ à?".

Đôi khi không phải đối phương khó hiểu ý của bạn nói, mà do bạn không đủ kiên nhẫn chờ đợi sự thấu hiểu của đối phương, vì vậy nếu bạn cảm thấy đối phương hiểu lầm mình và mong người khác hiểu mình, trước tiên bạn có thể nghĩ đến ngôn từ của bạn đã phù hợp chưa, để mọi người sẵn sàng tiếp nhận và giao tiếp với mình.

Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi có thể diễn đạt không tốt lắm, xin hãy nghe tôi nói lại một lần nữa”, “Thật ra, đây không phải là điều tôi thực sự nghĩ trong lòng, tôi có thể nói lại lần nữa được không?”, “Có phần nào trong những gì tôi nói khó hiểu không?".

3. Nói về khuyết điểm của nhau

Có thể có người cho rằng đối phương tính tình tốt, tính cách ổn, cho rằng mang khuyết điểm của đối phương ra nói đùa chút cũng không phải là chuyện gì lớn, nhưng dù là cố ý hay vô ý thì vẫn là "Người nói vô tình còn người nghe có ý".

Ví dụ: "Anh đẹp trai vô ích, đáng tiếc là anh lại thấp", "Anh nói chuyện thật nhàm chán!", "Có cần keo kiệt như vậy không?", “Nếu bạn ở đời Đường, chắc rằng sẽ được hoan nghênh lắm đấy", "Nó trông rất thông minh, nhưng tại sao lại thế?".

Mặc dù bạn cảm thấy rằng những lời này chỉ là trêu đùa, nhưng những lời mỉa mai xiên xẹo chỉ có thể khiến đối phương âm thầm thu dọn sự tự tin đã bị bạn phá vỡ trong sự xấu hổ và không nói nên lời.

Nếu bạn thực sự nghĩ rằng có một số đặc điểm có thể được cải thiện, hãy khen ngợi trước và sau đó nhắc nhở, ví dụ: "Tôi nghĩ bạn đã gần đạt đến mức hoàn hảo, nếu bạn có thể làm điều đó, nó sẽ còn tốt hơn nữa!", "Tôi tin rằng với năng lực của bạn, chỉ cần nỗ lực nhiều hơn, phải có cả trong lẫn ngoài!".

Theo Vu Sơn - Epochtimes

Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Những lời nói buột miệng nào có khả năng làm tổn thương người khác nhất?