Ông Tập vô tình tạo điềm báo 'lễ tang sát khí' trong video phát biểu mừng năm mới 2023

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi ông Tập Cận Bình đọc bài phát biểu năm mới, hai tay của ông chắp lại trong tư thế tay phải ở ngoài, tay trái ở trong, một tư thế được cho là chắp tay cúng tế (theo văn hoá cổ truyền từ thời nhà Chu). Ông Tập vô tình tạo thành một điềm báo "lễ tang sát khí". Điều này lại xảy ra vào đúng lúc Trung Quốc đang chật vật chiến đấu với dịch bệnh Covid-19, ước tính 1 - 2 triệu người có thể tử vong trong trận chiến này.

Theo Tân Hoa Xã, phương tiện truyền thông dòng chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào lúc 7 giờ tối ngày 31/12/2022, Chủ tịch nước, Tổng bí thư ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình đã gửi "Chúc mừng năm mới 2023" thông qua Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc, lan toả qua mạng lưới internet khắp trong và ngoài nước.

Trong đoạn video dài 13 phút 15 giây do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát sóng, ông Tập Cận Bình phát biểu khi ngồi trên bàn làm việc trong văn phòng như những năm trước. Trong máy ảnh, hai bàn tay của Tập Cận Bình chồng lên nhau, giống như một nghi lễ cúi chào cổ xưa của Trung Quốc, và hầu hết thời gian tay phải ở bên ngoài và tay trái ở bên trong.

Các nhà phân tích văn hoá truyền thống của Trung Quốc nhận ra rằng việc để sai tư thế tay đã phát đi một thông điệp tang tóc. Chắc chắn rằng, ông Tập Cận Bình không biết rằng cử chỉ tay của ông đã tạo ra một dấu hiệu hết sức 'xấu'; một điềm báo chết chóc trong năm 2023.

Theo phân tích của Secret China, văn hoá truyền thống thực sự của dân tộc Trung Hoa, là đàn ông thì tay phải bên ngoài, tay trái bên trong; phụ nữ sẽ làm ngược lại khi chắp tay cúng tế. Từ xa xưa, Trung Hoa cổ đại phân biệt "nam tả nữ hữu", tư thế chắp tay cũng phù hợp với quan niệm này, cách chắp tay cũng phân biệt, khác nhau giữa nam và nữ.

Quan niệm "nam tả nữ hữu" có quan hệ mất thiết với "âm dương" trong văn hoá truyền thống của Trung Hoa. Trong quan niệm văn hoá truyền thống này thì: lớn, dài, trên là dương; nhỏ, ngắn, dưới là âm. Dương là mạnh, Âm là yếu. Vì thế, đàn ông cương nghị, mạnh mẽ thuộc về Dương (trái). Phụ nữ dịu dàng, ôn hoà, yếu đuối hơn thuộc về Âm (phải).

Vì vậy, các nhà phân tích lý giải rằng, ở Trung Quốc cổ đại điểm tốt và xấu đều nằm trong bàn tay; điều tốt là dương và điều xấu là âm. Do đó, khi hành lễ, người đàn ông phải để tay phải của họ ở bên ngoài, người nữ để tay trái của họ ở bên ngoài.

Thực ra ông Tập đã làm đúng như vậy: bọc tay phải ở bên ngoài tay trái.

Nhưng vấn đề ở chỗ, tư thế chắp tay như vậy được cho là chỉ dùng khi thờ cúng trong văn hoá truyền thống Trung Hoa. Một nghi lễ trong cửu lễ, nghi lễ cổ xưa của nhà Chu.

Khi ông Tập Cận Bình đọc bài phát biểu năm mới, tay phải của ông ở ngoài và tay trái ở trong, vô tình tạo thành một "lễ tang sát khí", có thể được coi là điềm báo của năm 2023.

Vậy tại sao Tập Cận Bình lại không hiểu được nét văn hóa truyền thống đã được lưu truyền hàng ngàn năm này? Trên thực tế, chính là do ĐCSTQ đã hủy hoại văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa trong suốt 100 năm tồn tại của nó. Các phong trào phản tứ cựu, cách mạng văn hoá đã triệt để xoá sổ văn hoá thần truyền 5.000 năm của người Trung Quốc, cắt đứt gốc rễ người Trung Quốc hiện đại với mối liên hệ với tổ tiên thông qua đốt hết di tích, sách vở, viết lại lịch sử, sửa lại lễ giáo, thậm chí cả chữ viết. Người Trung Quốc hiện đại không còn cách nào hiểu được cha ông của họ.

Trong Cách mạng Văn hóa, tất cả các đồ vật liên quan đến truyền thống lịch sử đều bị ĐCSTQ gọi là "Tứ cựu", và bị đốt cháy hoặc đập phá với số lượng lớn. Mục đích thực sự của ĐCSTQ là nhổ tận gốc văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa.

Có thể một ai đó sẽ nói, đó chắc gì đã là điềm báo và điềm báo chắc gì đã trở thành sự thật. Có phải các nhà phân tích đã suy diễn quá mức không. Nhưng rất nhiều điềm báo đã trở thành sự thật.

Một ví dụ sinh động là đầu năm nay, Giám đốc điều hành Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đã nói "Những bông tuyết ở núi Yên Sơn lớn như một bữa tiệc".

Câu nói này được cho là điềm báo tang tóc. Bởi vì trong văn hoá cổ truyền của Trung Quốc, Lý Bạch từng ví "Bông tuyết ở Yên Sơn lớn như một tấm chiếu" kể một câu chuyện bi thương về người phụ nữ không thể liệm xác chồng, cô ấy mong muốn bông tuyết ở Yên Sơn lớn như tấm chiếu bọc lấy xác chồng chết trận của cô. Bởi vì, văn hoá truyền thống của Trung Quốc là "da ngựa bọc thây" hoặc "tấm chiếu bọc thây" khi hi sinh, khi tử trận.

Có lẽ, vị Giám đốc điều hành Thế vận hội mùa đông đã không thấu hiểu văn hoá truyền thống, lấy hình ảnh tuyết Yên Sơn lớn như bữa tiệc, gợi nhớ một câu chuyện, một nỗi đau tang tóc và những cái chết bi thương.

Điềm báo 2022 này đã trở thành sự thật! Bao nhiêu tử thi trong các nhà xác bị xếp chồng lên nhau mà chưa thể hoả táng, các kho đông lạnh chật kín thi thể. Không đủ cả "da ngựa" hay "manh chiếu" bọc thây, mùa đông với tuyết trắng phủ kín Bắc Kinh, phủ kín Trung Quốc với nỗi đau tê tái.

Năm 2023 đang bắt đầu với các tin tức đầy đau thương về dịch bệnh. Điềm báo trong tư thế xếp tay cúng tế của ông Tập Cận Bình khiến không ít người Trung Quốc tín Thần lo lắng hơn cho quốc gia, dân tộc, đồng bào của họ.

Quang Nhật biên dịch

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập vô tình tạo điềm báo 'lễ tang sát khí' trong video phát biểu mừng năm mới 2023